[ẢNH] Lộ diện "Mắt thần trên không" ưu việt nhất thế giới của NATO

ANTD.VN - Ông Michael Gschossmann, người đứng đầu cơ quan quản lý phi đội máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) của NATO mới đây đã tiết lộ ứng viên thay thế cho chiếc E-3A Sentry đã cao tuổi.
[ẢNH] Lộ diện
Từ nhiều năm nay loại máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không tiêu chuẩn của không quân các quốc gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO là chiếc E-3A Sentry do Mỹ sản xuất.
[ẢNH] Lộ diện
Được phát triển từ khung thân máy bay chở khách Boeing 707, chiếc E-3 Sentry chính thức ra mắt vào năm 1977 và đã hoạt động miệt mài hơn 40 năm nay.
[ẢNH] Lộ diện
E-3 Sentry nổi bật với chiếc đĩa quay lớn trên lưng, đó chính là radar mảng pha quét thụ động AN/APY-1/2 có tầm trinh sát lên tới 650 km, nó được ví như một trạm kiểm soát không lưu biết bay cực kỳ tin cậy.
[ẢNH] Lộ diện
Tuy rằng vẫn hoạt động tốt nhưng do khung thân quá cao tuổi đã dẫn tới việc NATO phải đi tìm ứng viên thay thế, sau nhiều vòng đánh giá cuối cùng họ đã chọn chiếc E-7 (hay còn được gọi là E-737 hoặc Boeing 737 AEW&C).
[ẢNH] Lộ diện
Nguồn gốc của Boeing 737 AEW&C xuất phát từ dự án Wedgetail, khi không quân hoàng gia Australia đặt ra yêu cầu dành cho một máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không thế hệ mới.
[ẢNH] Lộ diện
Tập đoàn Boeing đã giành chiến thắng với nguyên mẫu E-737 được chế tạo dựa trên khung thân Boeing 737 Next Generation, phiên bản tương tự với 737-700ER.
[ẢNH] Lộ diện
E-737 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2004 và được giới thiệu trong năm 2009, đặc trưng của nó là radar mảng pha quét điện tử đa năng (MESA) hoạt động trên băng tần L (1 - 2 GHz) của Northrop Grumman, có dạng tấm phẳng thay vì đĩa quay như trên E-3 Sentry.
[ẢNH] Lộ diện
Do sở hữu kích thước lớn nên E-737 mang theo được khí tài công suất cao. Radar MESA có khả năng đồng thời trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, chỉ huy biên đội máy bay chiến đấu cũng như tìm kiếm theo khu vực, tầm hoạt động tối đa lên tới 600 km (chế độ look-up).
[ẢNH] Lộ diện
Ở chế độ look-down, E-737 phát hiện được mục tiêu kích cỡ máy bay tiêm kích từ cự ly trên 370 km, hoặc 240 km đối với tàu hộ vệ (frigate), theo dõi đồng thời 180 mục tiêu và tổ chức đánh chặn 24 đối tượng cùng lúc.
[ẢNH] Lộ diện
Đặc biệt ăng ten mảng pha còn giúp E-737 đảm trách được cả vai trò của máy bay trinh sát điện tử (ELINT), nó thu thập được tín hiệu sóng vô tuyến từ cách xa 850 km khi bay ở độ cao 9.000 m.
[ẢNH] Lộ diện
Radar này cho phép quan sát không gian và mặt đất ở góc hướng 360 độ, tia sóng có thể thiết lập từ 2 - 8 độ, thời gian quét 3 - 40 giây, thiết bị xử lý tín hiệu radar và máy tính trung tâm đặt trực tiếp bên dưới mảng ăng ten.
[ẢNH] Lộ diện
Tốc độ trung bình của E-737 là 853 km/h, giúp nó nhanh chóng có mặt tại điểm nóng. Tầm hoạt động của máy bay lên tới 6.482 km, trần bay 12.500 m có tác dụng mở rộng đáng kể trường quan sát.
[ẢNH] Lộ diện
Hiện tại đã có tổng cộng 14 chiếc E-737 xuất xưởng, chúng đang phục vụ tích cực trong không quân hoàng gia Australia, không quân Hàn Quốc và không quân Thổ Nhĩ Kỳ, đơn giá một chiếc hiện vào khoảng 450 triệu USD.
[ẢNH] Lộ diện
Việc không quân NATO lựa chọn thay thế E-3 Sentry bằng E-7 (E-737) được cho là phương án tối ưu khi tận dụng được kinh nghiệm lâu năm của tập đoàn Boeing trong việc chế tạo phương tiện tác chiến rất đặc biệt này.
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện
[ẢNH] Lộ diện