[ẢNH] "Giật thót" khi bộ ba tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới đều sát nách Trung Quốc

ANTD.VN - Hiện các loại tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới hiện nay đều sở hữu những tính năng tác chiến đỉnh cao như khả năng cơ động cao, vận tốc lớn, độ chính xác gần như tuyệt đối khi tiêu diệt các chiến hạm lớn bao gồm cả tàu sân bay.
[ẢNH]
Hùng Phong 3 của Đài Loan (TQ), Brahmos của Ấn Độ và XASM-3 của Nhật Bản được coi là ba "sát thủ" diệt hạm mạnh nhất thế giới do sở hữu tính năng chiến đấu đỉnh cao được cấu thành từ đầu đạn lớn, vận tốc nhanh, đường bay phức tạp cùng hệ thống dẫn đường cực kỳ chính xác.
[ẢNH]
Châu Á đang trở thành một trong những nơi nóng bỏng nhất thế giới về đường hàng hải. Nơi đây đang ngầm diễn ra các vụ tranh chấp, vì vậy hải quân các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực này đều phát triển các loại tên lửa diệt hạm với sức mạnh đáng kinh ngạc.
[ẢNH]
Đầu tiên phải kể đến sát thủ diệt hạm siêu thanh BrahMos do Ấn Độ hợp tác với Nga phát triển.
[ẢNH]
Chỉ cần trúng một quả tên lửa BrahMos, tàu chiến 5.000 tấn có thể bị chẻ làm đôi.
[ẢNH]
Tên lửa có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300km - 400km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300kg.
[ẢNH]
Phiên bản trang bị cho máy bay chiến đấu có kích thước cùng trọng lượng nhỏ hơn 2,5 tấn và trang bị đầu đạn 250kg.
[ẢNH]
Hiện Ấn Độ đang phát triển thêm phiên bản BrahMos -M với trọng lượng chỉ 1,5 tấn
[ẢNH]
Điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế bắn - quên, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ một tín hiệu điều khiển nào khác, nó tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự thân vận động đến mục tiêu.
[ẢNH]
Trên đường bay nó còn có khả năng biến tốc và đổi hướng 2 lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương.
[ẢNH]
Với chiến thuật tấn công kiểu bầy đàn như thế này thì hầu như không một chiến hạm nào có thể chạy thoát.
[ẢNH]
BrahMos có thể tiếp nhận 2 kênh điều khiển của 2 loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo sự dẫn đường của hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga.
[ẢNH]
Với tốc độ lên tới Mach 3 cùng đường bay phức tạp khiến việc đánh chặn tên lửa này rất khó khăn, đây là vũ khí cực lợi hại của hải quân Ấn Độ để thị uy trước đối phương.
[ẢNH]
Hiện Brahmos có thể triển khai trên chiến hạm, máy bay chiến đấu hoặc các tổ hợp phóng di động trên mặt đất.
[ẢNH]
Ngoài Ấn Độ thì các quốc gia khác trong đó có Philippines cũng đã đặt vấn đề để mua loại tên lửa diệt hạm uy lực này.
[ẢNH]
Đối thủ thứ 2 chính là đại diện XASM-3 đến từ Nhật Bản.
[ẢNH]
Tiêm kích F-2 đang được trang bị loại tên lửa diệt hạm siêu âm XASM-3 này.
[ẢNH]
XASM-3 là loại tên lửa chống hạm siêu âm thế hệ 3 của Nhật Bản - sản phẩm hợp tác giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển kỹ thuật của Chính phủ Nhật và Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi.
[ẢNH]
XASM-3 có chiều dài 5,25 m; trọng lượng phóng 900 kg. Với trọng lượng này các chiến đấu cơ hạng nhẹ cũng có thể dễ dàng mang theo hai quả để tấn công chiến hạm đối phương.
[ẢNH]
Sự kết hợp giữa động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với động cơ phản lực dòng thẳng cho tốc độ tối đa Mach 3+
[ẢNH]
Với tốc bay nhanh, đường bay phức tạp, cùng cơ chế dẫn đường chính xác, việc đánh chặn loại tên lửa này cực kỳ khó khăn.
[ẢNH]
Đối phương chỉ có 15 giây nếu muốn đánh chặn loại tên lửa này. Với một tên lửa có vận tốc trên 3.000km/h mà hệ thống đánh chặn chỉ có 15 giây ứng phó, điều đó cho thấy khả năng đánh chặn tên lửa này cực khó nếu không muốn nói là bất khả thi.
[ẢNH]
Loại tên lửa thứ ba chính là Hùng Phong III do Đài Loan (TQ) phát triển.
[ẢNH]
Đây là loại tên lửa diệt hạm mới nhất của Đài Loan (TQ) với mệnh danh "sát thủ diệt tàu sân bay".
[ẢNH]
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đây là một trong những loại tên lửa diệt hạm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
[ẢNH]
Loại tên lửa siêu thanh này được thiết kế để chống lại các tàu mặt nước của các đối thủ
[ẢNH]
Với tầm bắn 300km, mang đầu đạn 300kg cùng vận tốc Mach 2+, đây được coi là đối thủ đáng sợ nhất của bất cứ hải quân cường quốc nào.
[ẢNH]
Loại tên lửa này ngoài triển khai trên tàu chiến, chúng còn có thể được phóng trên các bệ phóng di động mặt đất.
[ẢNH]
Hiện Đài Loan (TQ) mới tiếp tục thử nghiệm thành công loại tên lửa này khi tác chiến trong một cuộc tập trận.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]