[ẢNH] "Gấu bay" chiến lược Tu-95MS Nga tiếp tục làm náo loạn bầu trời Bắc Mỹ

ANTD.VN - Những phi vụ tuần tra của máy bay ném bom chiến lược Nga khiến cho Không lực Hoa Kỳ chưa bao giờ dám coi nhẹ, họ luôn phải duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao.
[ẢNH]
Truyền thông Nga cho biết, mới đây máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS thuộc Trung tâm huấn luyện bay số 43 đã thực hiện một cuộc tập trận mùa xuân tại khu vực Ryazan.
[ẢNH]
Trang thông tin của Không lực Hoa Kỳ cũng cho biết, trong năm qua một số oanh tạc cơ Tu-95MS của Nga đã áp sát khu vực Alaska, buộc Mỹ phải đưa chiến đấu cơ lên đối phó.
[ẢNH]
Bởi vì theo nhận đinh từ giới quân sự Mỹ thì đây không phải chuyến bay thông thường mà là hành động mô phỏng một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình hạt nhân.
[ẢNH]
Mặc dù Không quân Nga đã nối lại các chuyến bay tuần tra bằng Tu-95MS như cách đây hàng thập kỷ tuy nhiên gần đây "Gấu Nga" không bay độc lập mà được hộ tống bởi tiêm kích hạng nặng để hướng đến lãnh thổ Hoa Kỳ.
[ẢNH]
Phương thức sử dụng máy bay ném bom chiến lược trong chiến tranh hiện đại được nhận xét là khác xa quá khứ, khi chúng không còn bay sát vào mục tiêu nữa mà triển khai tên lửa hành trình từ cự ly rất xa.
[ẢNH]
Hành động của Nga được hiểu rằng Moskva muốn Washington nhận thức họ vẫn là một cường quốc quân sự toàn cầu, có ảnh hưởng tại những khu vực truyền thống và không thể bị lấy đi.
[ẢNH]
Về phía Hoa Kỳ, họ cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động đánh chặn khi cho máy bay tiêm kích của mình kèm sát bên cạnh máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga.
[ẢNH]
Trong bộ ba hạt nhân gồm có bệ phóng triển khai trên mặt đất, tàu ngầm chiến lược thì máy bay ném bom chiến lược được xem như phương tiện răn đe hiệu quả nhất bởi chính sự có mặt của nó tại điểm nóng.
[ẢNH]
Không chỉ áp sát không phận Hoa Kỳ, thậm chí các máy bay ném bom Tu-95MS Bear này còn thực hiện nhiều chuyến tuần tra sát biển Nhật Bản, buộc Tokyo điều tiêm kích F-15J lên "đón tiếp".
[ẢNH]
Trang Defense News thậm chí còn cho biết, các đơn vị phòng không và không quân Mỹ ở Alaska đã phải phát cảnh báo cấp độ cao và trực chiến 24/7, trong đó luôn có phi công ngồi trong khoang lái sẵn sàng xuất kích.
[ẢNH]
Đối tượng đánh chặn chiếc Tu-95 của Liên Xô trước kia và Nga ngày nay rất phong phú, từ F-4 Phantom II đến F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và giờ đây là F-22 Raptor.
[ẢNH]
Về phía Nga, ngoài việc đôi khi cử tiêm kích bay kèm thì các máy bay trinh sát điện tử của họ cũng có mặt để đáp trả những biện pháp chế áp của Mỹ đối với oanh tạc cơ quân nhà.
[ẢNH]
Hơn lúc nào hết, các phi công tham gia "màn chào hỏi" trên không khi đó đều phải giữ cho mình cái đầu lạnh và thái độ cũng như thao tác có tính chuyên nghiệp cao.
[ẢNH]
Bởi vì chỉ cần một hành động thiếu kiềm chế rất nhỏ thì cũng có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân toàn diện với hậu quả vô cùng thảm khốc và "không có người chiến thắng".
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]