[ẢNH] "Gấu bay" 60 tuổi của Nga vẫn khiến Mỹ phải vất vả điều tiêm kích tàng hình F-22 lên ngăn chặn

ANTD.VN - Sau 60 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện, Tupolev Tu-95 vẫn là máy bay ném bom chiến lược, tuần tra và do thám chủ lực của quân đội Nga. Mới đây Mỹ phải điều 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 lên ngăn chặn hai chiếc Tu-95 và Tu-142 bay sát không phận của nước này.
[ẢNH]
Sau khi thử nghiệm thành công và nghiệm thu đưa vào trang bị những năm cuối thập niên 1950, cùng với bộ đôi máy bay ném bom khác là “Thiên Nga trắng” Tu-160 Blackjack và Tu-22 Backfice, Tu-95 Bear đã trở thành một trong những biểu tượng về sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết.
[ẢNH]
Hoạt động bền bỉ, tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, tầm bay xa khiến cho những chiếc "Gấu bay" Tu-95 vẫn là một trong những vũ khí nguy hiểm của Nga.
[ẢNH]
Được biết Tu-95 của Nga có khả năng mang 15 tấn bom đạn, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-101 và phiên bản có gắn đầu đạn hạt nhân Kh-102. Vì vậy, dù đã ngoài 60 tuổi, loại máy bay này vẫn khiến Mỹ phải e ngại.
[ẢNH]
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 “Bear” thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 12-11-1952 và được đưa vào biên chế Không quân Nga trong tháng 4-1956.
[ẢNH]
Trước khi tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời, Tu-95 là phương tiện răn đe hạt nhân duy nhất của Nga, có khả năng bay vượt đại dương để tấn công vào Mỹ. Hình ảnh máy bay Tu-95 bên cạnh oanh tạc cơ B-52 của Mỹ.
[ẢNH]
Hình ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-22 đang áp sát để "hộ tống" máy bay ném bom Tu-95 của Nga rời khỏi khu vực nhận diện phòng không, ngoài khơi bờ biển bang Alaska của Mỹ.
[ẢNH]
Chuyện chạm trán giữa F-22 Mỹ và Tu-95 thường xuyên xảy ra khi máy bay Nga tuần tiễu sát không phận của Mỹ. Do lo ngại máy bay Nga có thể thừa cơ hội thu thập thông tin, nên Mỹ thường điều các tiêm kích lên chặn máy bay Nga và ép rời khỏi khu vực này.
[ẢNH]
Theo quy định hàng không giữa Nga và Mỹ, trong khi tuần tiễu các khẩu pháo 23mm ở đuôi máy bay Tu-95 phải được hướng lên trời để biểu thị khả năng không ở trạng thái chiến đấu. Nếu nòng pháo hạ xuống có thể đối mặt với nguy cơ bị tiêm kích Mỹ bắn hạ.
[ẢNH]
Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 50,5m, chiều cao 12,2m, trọng tải rỗng 90 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên tới 187 tấn.
[ẢNH]
Nhờ động cơ tuốc-bin cánh quạt, mỗi chiếc có hai cánh quạt kép đồng trục quay ngược chiều, Tu-95 có thể bay với vận tốc 925km/h, đây là tốc độ lớn nhất đối với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt.
[ẢNH]
Tu-95 có thể bay với quãng đường dài tới 15.000km, trần bay cao 12km.
[ẢNH]
Mỗi chiếc Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí bao gồm bom đạn và các tên lửa hành trình Kh-20, Kh-22, Kh-26, Kh-55, Kh-101 hoặc Kh-102. Kh-101 được coi là những tên lửa hành trình tấn công nguy hiểm nhất thế giới.
[ẢNH]
Tu-95 có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh.
[ẢNH]
Trong hình là bộ đôi máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160 của không quân Nga.
[ẢNH]
Phiên bản Tu-95MS là nâng cấp giúp "gấu” có thể phóng được các tên lửa hành trình tiên tiến.
[ẢNH]
Tu-95MS có thể mang được 16 tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân và là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới.
[ẢNH]
Cận cảnh buồng điều khiển của máy bay Tu-95MS của Nga.
[ẢNH]
Không quân Nga vẫn đang duy trì phi đội 60 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.
[ẢNH]
Dự kiến chúng sẽ tiếp tục phục vụ tới những năm 2030 và được thay thế dần bằng dòng máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA.
[ẢNH]
Trong cuộc chiến chống khủng bố IS vừa qua tại Syria, Nga đã điều nhiều lượt máy bay Tu-95MS để phóng tên lửa hành trình Kh-101 vào các mục tiêu của khủng bố tại Deir Ezzor, góp phần đánh tan lực lượng này.
[ẢNH]
Ngoài Tu-95MS nga đang duy trì 20 máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142. Đây là phiên bản sửa đổi từ máy bay ném bom Tu-95. Hai loại máy bay này thường tạo thành cặp đôi trong việc tuần tiễu và thám sát ngoài khơi không phận nước Mỹ.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]