[ẢNH] "Đột nhập" cơ sở tuyệt mật đang cất giữ tàu con thoi Buran của Liên Xô

ANTD.VN - Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, số phận những tàu con thoi Buran từng được tạo ra nhằm đối trọng lại chương trình không gian của Mỹ là câu hỏi rất nhiều người muốn được giải đáp.

 

[ẢNH]
Câu trả lời đã được nhà báo Ralph Mirebs trả lời khi ông thực hiện chuyến tham quan một nhà chứa bỏ hoang có tên gọi MKZ tại sân bay vũ trụ Baikonur, đây chính là nơi đang lưu giữ hai nguyên mẫu tàu con thoi Buran.
[ẢNH]
Khởi đầu của chương trình tàu con thoi Buran diễn ra vào năm 1974, khi Viện Thủy động lực học Trung ương Liên Xô (TsAGI) chế tạo một mẫu thử đường hầm gió tỷ lệ 1/3 bằng gỗ.
[ẢNH]
Sau mẫu thử bằng gỗ, chiếc tàu con thoi lớp Buran đầu tiên mang mã định danh OK-1K1 đã ra đời, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên và cũng là duy nhất ở chế độ không người lái vào ngày 15/11/1988, tổng thời gian ở trên quỹ đạo là 3 giờ 36 phút.
[ẢNH]
Bên cạnh OK-1K1, chiếc tàu con thoi thứ hai có định danh OK-1K2 và tên gọi Ptichka đã được chế tạo vào năm 1988, khi chương trình Buran bị chấm dứt khi nó đã hoàn thành tới 95%, nếu không gặp phải số phận hẩm hiu thì con tàu sẽ mang cái tên Burya.
[ẢNH]
Tương tự OK-1K1, OK-1K2 cũng được sử dụng kết hợp cho các bài thử nghiệm tĩnh và kiểm tra khả năng bay, nó đã có thể trở thành tàu con thoi Buran thứ hai được phóng lên quỹ đạo nếu Liên bang Xô Viết không tan rã
[ẢNH]
Một điều ngạc nhiên nữa được nhìn thấy ở bên trong tòa nhà MKZ đó là ngoài chiếc OK-1K2 sắp hoàn thiện thì còn một mẫu thử kỹ thuật mang mã OK-MT được chế tạo vào năm 1983, nó gần như giống hệt chiếc Ptichka.
[ẢNH]
Mặc dù có cùng kích thước nhưng trông OK-MT vẫn đơn giản hơn nhiều so với OK-1K2, lớp gạch chịu nhiệt phủ trên thân tàu Ptichka là đặc điểm duy nhất để nhận biết chúng.
[ẢNH]
Câu hỏi được nhiều người quan tâm vào lúc này đó là chiếc tàu con thoi Buran đầu tiên mang mã định danh OK-1K1 tại sao lại không nằm trong nhà chứa MKZ như hai "người chị em"?
[ẢNH]
Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải cảm thấy rất xót xa, đó là nó đã bị phá hủy vào năm 2002 khi một phần mái của nhà chứa nơi đang cất trữ con tàu bị đổ sập sau một trận bão lớn.
[ẢNH]
Chiếc OK-1K2 Ptichka từng nằm ngay cạnh OK-1K1 khi vụ tai nạn xảy ra, rất may là nó vẫn gần như nguyên vẹn và được đưa tới tòa nhà MKZ cùng với mẫu thử OK-MT.
[ẢNH]
Kết cấu thép khổng lồ này đảm nhận nhiệm vụ đưa tàu con thoi Buran vào bệ phóng, thiết bị trung tâm là một cần trục siêu trường siêu trọng có sức nâng lên tới 400 tấn.
[ẢNH]
Mặc dù quan sát bên ngoài thì hai mẫu thử OK-1K2 cùng với OK-MT trông cực kỳ hoang tàn và xuống cấp nhưng thật ngạc nhiên khi thiết bị trong khoang vẫn chưa đến mức quá tệ.
[ẢNH]
Điều gây ngạc nhiên là mặc dù ra đời từ cuối thập niên 1980 nhưng tàu con thoi Buran của Liên Xô lại được trang bị nhiều màn hình hiển thị trông rất bắt mắt và hiện đại.
[ẢNH]
Đường dây điện, chế ngồi, ống dẫn và nhiều chi tiết khung vỏ trông vẫn như mới được sản xuất cách đây chưa lâu, không có dấu hiệu bị gỉ sét, cho thấy vật liệu cấu tạo là cực tốt.
[ẢNH]
Ngoài 3 chiếc OK-1K1 Buran, OK-1K2 Ptichka và OK-MT thì Liên Xô còn lên kế hoạch chế tạo loạt tàu con thoi thứ hai gồm 3 chiếc với ký hiệu OK-2K1, OK-2K2 và OK-2K3.
[ẢNH]
Nhưng chỉ có duy nhất chiếc OK-2K1 mang tên Baikal là thành hình, hiện tại nó đang nằm tại sân bay Ramenskoye-Zhukovsky, ngoại ô thủ đô Moskva.
[ẢNH]
Chương trình vũ trụ của Nga thời gian qua hầu như không có bước tiến nào so với thời kỳ Liên bang Xô Viết, họ không có ý định tái sử dụng hay chế tạo mới tàu con thoi.
[ẢNH]
Điều này khiến cho hai nguyên mẫu tàu con thoi Buran đang được lưu giữ tại tòa nhà MKZ thuộc sân bay vũ trụ Baikonour ngày càng bị xuống cấp theo thời gian.
[ẢNH]
Hiện đang xuất hiện nhiều tiếng nói trong nội bộ nước Nga đề nghị chính phủ hãy mang 2 mẫu thử tàu con thoi Buran này về nước và sửa chữa để trưng bày nhằm tưởng nhớ lại thời vàng son trước kia.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]