[ẢNH] "Cơn mưa lửa" vừa giáng thẳng vào căn cứ Mỹ tại Trung Đông

ANTD.VN - 17 quả rocket bắn ra từ pháo phản lực đã đánh thẳng vào căn cứ Qayyarah, nơi lực lượng Mỹ đang hỗ trợ quân đội Iraq truy quét tàn quân IS, nhưng rất may đã không gây ra thương vong.
[ẢNH]
"Nhiều quả đạn pháo phản lực (rocket) đã bắn trúng căn cứ không quân Qayyarah ở miền bắc Iraq lúc 19h45 hôm 8-11. Không có binh sĩ liên quân nào bị thương, cảm ơn lực lượng an ninh Iraq đã phản ứng nhanh chóng", đại tá Marisa Roberts, phát ngôn viên liên quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu, cho biết hôm 10/11.
[ẢNH]
Các quan chức Iraq cho biết vũ khí tấn công là pháo phản lực, dường như được bắn từ hệ thống đặt ở thành phố Mosul gần đó.
[ẢNH]
Chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công, liên quân Mỹ cũng không cho biết thiệt hại về cơ sở hạ tầng ở căn cứ Qayyarah.
[ẢNH]
"Liên quân tới Iraq theo lời mời của chính phủ nước này để đánh bại tàn quân IS. Chúng tôi không run sợ bởi những cuộc tập kích như vậy và sẽ duy trì quyền tự vệ của bản thân", đại tá Roberts nói thêm.
[ẢNH]
Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011 nhưng trở lại vào năm 2014 theo đề nghị của Baghdad để giúp chống lại IS. Washington đang triển khai 5.000 binh sĩ tại nhiều căn cứ ở quốc gia Trung Đông này. Các cơ sở ngoại giao và căn cứ có lính Mỹ đóng quân từng là mục tiêu của một số đợt phóng rocket từ pháo phản lực.
[ẢNH]
Nhiều nhóm vũ trang cực đoan vẫn hoạt động bí mật và thường xuyên tấn công lực lượng chính phủ Iraq, dù nước này tuyên bố đánh bại IS hồi năm 2017.
[ẢNH]
Một số nhóm dân quân thân Iran cũng nhiều lần dọa tập kích các đơn vị Mỹ đóng quân tại đây. Căn cứ vào số lượng và sức công phá, giới quan sát cho rằng có thể đây loạt rocket này được phóng đi từ hệ thống pháo phản lực BM-21.
[ẢNH]
Đây là hệ thống pháo phản lực phổ biến nhất tại chiến trường Trung Đông hiện nay.
[ẢNH]
Mô tả ảnh
[ẢNH]
Các nhóm phiến quân khủng bố đã từng cướp được rất nhiều tổ hợp này của quân đội Iraq và Syria.
[ẢNH]
Sau đó chúng dùng chính loại vũ khí này để tấn công vào quân đội chính phủ gây ra những thương vong khủng khiếp.
[ẢNH]
Có thể lần tấn công vừa rồi vào căn cứ Mỹ không được tính toán kỹ lưỡng nên chỉ công phá cơ sở vật chất mà không gây ra thương vong.
[ẢNH]
Pháo phản lực phóng loạt BM-21 là một trong những vũ khí đáng sợ nhất hiện nay trên chiến trường Trung Đông bởi sức hủy diệt của nó.
[ẢNH]
Điều đáng sợ là trong vòng 20 giây, một hệ thống BM-21 có thể phóng cùng lúc 40 quả đạn 122mm với độ công phá khủng khiếp. Với nhiều hệ thống pháo BM-21 có thể tạo thành một cơn bão lửa khủng khiếp.
[ẢNH]
Với BM-21 trong tay, lục quân các nước có thể liên tục tạo cho đối thủ tâm lý lo sợ mỗi khi chúng được triển khai ra mặt trận. Tiếng rít gió từ những quả rocket được phóng ra từ BM-21 đã tạo ra áp lực tâm lý cho bất cứ đối thủ nào bị chúng tấn công.
[ẢNH]
Trên mặt trận, pháo phản lực khá cơ động trong khi tác chiến, chúng có thể gộp thành một tổ hợp hoàn chỉnh với 40 nòng phóng, hoặc có thể tách ra làm đôi để phân tán hỏa lực.
[ẢNH]
BM-21 được đưa vào sử dụng từ năm 1963 trong quân đội Liên Xô và hàng chục quốc gia trên thế giới trong đó có các quốc gia Trung Đông.
[ẢNH]
BM-21 có khẩu đội 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài tới 64 m. Việc nạp đầy đạn cho 40 ống phóng mất 10 phút.
[ẢNH]
BM-21 tuy không thật chính xác nhưng việc phóng đồng loạt 40 quả đạn tên lửa có thể hủy diệt một khu vực lớn, đủ để xóa sổ hoàn toàn mục tiêu.
[ẢNH]
Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực tạo nên cơn bão lửa rộng tới 40 km
[ẢNH]
Nhờ gắn vào xe tải hạng nặng nên BM-21 khá cơ động trong truy đuổi mục tiêu và tránh bị bắn trả.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]