[ẢNH] Choáng ngợp trước những "nghĩa địa xe tăng" quy mô cực lớn của NATO

ANTD.VN - Khi nhắc tới "nghĩa địa xe tăng", hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới bãi tập kết Kharkov trên đất Ukraine, nơi đang lưu giữ hàng nghìn xe tăng sản xuất dưới thời Liên Xô, tuy nhiên đối thủ của họ cũng có những khu vực tương tự với quy mô không kém.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Bãi tập kết Kharcov trên đất Ukraine được coi là "nghĩa địa xe tăng" lớn nhất thế giới, đang lưu giữ hàng ngàn chiến xa đủ chủng loại, từ T-34/54 lạc hậu cho tới T-72/80 hiện đại.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Đối thủ của Kharcov là "nghĩa địa" Rockensussra rộng 125.000 m2 nằm cách thủ đô Berlin 186 dặm về phía Nam, nơi đây có hàng nghìn xe tăng, thiết giáp của Đức trong trạng thái ngừng hoạt động đang được xếp hàng ngay ngắn và trật tự.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Đó là những xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard, xe chiến đấu bộ binh Marder và cả các dòng "T" nguồn gốc Liên Xô từng phục vụ trong Quân đội Đông Đức, chúng được đưa tới đây lưu trữ đây chờ "Ngày phán quyết".
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Quản lý "nghĩa địa" Rockensussra là Công ty Battle Tank Dismantling GmbH Koch thành lập vào năm 1991 - Đơn vị duy nhất của NATO được cấp phép trong lĩnh vực tháo dỡ xe tăng.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Theo ước tính cho tới thời điểm giữa năm 2012, đã có khoảng 16.000 xe tăng và xe bọc thép dư thừa từ kho dự trữ của Quân đội Đức, Áo, Pháp... cũng như một vài quốc gia châu Âu khác được tháo dỡ tại đây.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Trong số đó bao gồm 880 chiếc Leopard 1, 203 T-72, cùng hơn 1.000 chiếc Marder. Nhiều bộ phận chiến đấu được chuyển hoàn cho nhà sản xuất để làm nguồn phụ tùng, đồng thời kim loại quý chất lượng cao cũng được thu gom tái chế.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Tuy nhiên hiện nay khi toàn châu Âu đang tăng cường đầu tư cho quân đội, chắc hẳn giới chức quốc phòng sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch loại biên số xe tăng, thiết giáp trên.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Đặc biệt khi gần đây Quân đội Đức còn phải đi mua lại xe tăng Leopard 2 đã "lỡ bán" cho Hà Lan, Thụy Điển để triển khai dự án nâng cấp lên chuẩn Leopard 2A7V.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Khả năng lớn là nhiều chiếc Leopard 2 hoặc Marder tại Rockensussra sẽ tạm thời thoát khỏi cảnh bị khai tử, chúng có thể "tái ngũ" khi tình hình trở nên nóng hơn. Trong ảnh là một công nhân đang xử lý nòng pháo của chiếc xe tăng Leopard từng thuộc sở hữu Quân đội Đức.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Mức độ hiện đại của những phương tiện "bị vứt đi" này hẳn khiến cho nhiều quốc gia khác vẫn phải sử dụng vũ khí cũ cảm thấy không khỏi "xót ruột".
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Ngoài Rockensussra, đây là khu vực khác được nhiếp ảnh gia Maxime Cotte ghi lại, ông không cho biết cụ thể về địa điểm của "nghĩa địa xe tăng" trên mà chỉ nói rằng nó thuộc một quốc gia châu Âu, nơi đây có hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp xếp hàng ngay ngắn trên một thảm cỏ rộng.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Viết trên trang facebook của mình, Maxime Cotte mô tả rằng đây là những phương tiện được sản xuất từ thập niên 1970 - 1980 trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh. Trong ảnh là các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 do Đức chế tạo.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Đáng chú ý nhất tại bãi tập kết này là số lượng lớn, lên tới hàng trăm khẩu pháo tự hành M109 Paladin cỡ 155 mm do Mỹ sản xuất (có thể là phiên bản được lắp ráp tại châu Âu).
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Theo quan sát sơ bộ thì hầu hết những khẩu pháo này đều ở trong tình trạng khá tốt, lớp sơn của nhiều chiếc vẫn chưa bị bạc màu. Đây có lẽ là kết quả của điều kiện khí hậu lý tưởng chứ không phải do chúng mới bị loại biên.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Thậm chí nòng pháo còn được trùm bạt cẩn thận, điều này cho thấy chúng vẫn đang trong chế độ bảo quản để đủ khả năng hoạt động trở lại ngay khi nhận lệnh "tổng động viên".
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Tuy nhiên do quân đội nhiều quốc gia châu Âu hiện đã có trong biên chế những hệ thống pháo tự hành đời mới với tính năng chiến đấu cao hơn, họ lại chỉ duy trì một lực lượng quân thường trực với quy mô vừa đủ, cho nên ít có cơ hội để các vũ khí này được tái sử dụng.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Do chi phí tháo dỡ lớn hơn rất nhiều số tiền thu được từ việc bán phế liệu, bởi vậy chính quyền sở tại đã tỏ ý sẵn sàng "biếu không" số vũ khí trên nếu một quân đội nào đó quan tâm.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
Đây có thể xem như nguồn tài nguyên đáng chú ý đối với những quốc gia châu Á hay châu Phi có tiềm lực tài chính còn hạn chế, vì xét cho cùng đây vẫn là các khí tài "trong mơ" đối với họ.
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những
[ẢNH] Choáng ngợp trước những