[ẢNH] "Chiến thần tàng hình" F-35I Israel sẵn sàng hủy diệt S-300 Nga chuyển giao cho Syria

ANTD.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố, nước này sẵn sàng có động thái đáp trả hệ thống phòng không S-300 mà Nga định cấp cho Syria. Một khi đòn tấn công được tung ra Tel Aviv sẽ sử dụng máy bay tàng hình F-35I để thực hiện nhiệm vụ.
[ẢNH]
Ngay sau khi Nga cảnh báo Israel có thể nhận hậu quả thảm khốc nếu tấn công vào hệ thống S-300 thì ngay sau đó Tel Aviv đã có hành động đáp trả. "Nếu các vũ khí đó được sử dụng để chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ tấn công lại chúng”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Avigdor Lieberman khẳng định khi đề cập tới khả năng Nga cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria
[ẢNH]
Bộ trưởng Lieberman cảnh báo, Israel “không can thiệp vào công việc nội bộ của Syria”, tuy nhiên Israel cũng không cho phép các nước như Iran hay các nhóm hồi giáo đối lập với Israel đổ bộ vào Syria và mang theo các hệ thống vũ khí hiện đại để tấn công Israel. Vì vậy họ sẽ tấn công vào Syria để trả đũa.
[ẢNH]
“Nếu có bất kỳ ai tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả, bất kể đó là S-300, S-700 hay bất cứ thứ gì hiện diện ở đó”, ông Lieberman nhấn mạnh.
[ẢNH]
Trước đó Israel thường xuyên dùng không quân để tấn công vào các vị trí của Iran hoặc nhóm phiến quân hồi giáo Hezbollah tại Syria.
[ẢNH]
Họ thậm chí còn tấn công cả vào quân đội Syria.
[ẢNH]
Trong các cuộc tấn công này, Israel thường sử dụng tiêm kích thế hệ thứ 4 như F-15i và F-16I. Họ vẫn phủ nhận việc F-35I đã xung trận dù có thông tin cho rằng chiếc máy bay tàng hình này đã vượt qua hệ thống S-400 để tấn công quân đội Syria.
[ẢNH]
Không quân Israel vẫn tiếp tục duy trì các cuộc tấn công vào Syria dù đã bị hệ thống phòng không nước này bắn cảnh báo.
[ẢNH]
Thậm chí một chiếc F-16I của Israel đã bị hệ thống phòng không S-200 Syria bắn hạ hôm 10-2 vừa qua.
[ẢNH]
Nếu Syria được Nga chuyển giao S-300, các máy bay của Israel sẽ bị đặt vào một tình huống nguy hiểm hơn nhiều.
[ẢNH]
Vì vậy ngay khi Nga có thông báo có thể chuyển giao S-300 cho Syria, Israel đã lên tiếng đe dọa phá hủy hệ thống này.
[ẢNH]
Trong trường hợp Israel quyết định tấn công vào hệ thống S-300 của Syria được Nga chuyển giao, có thể họ sẽ phải sử dụng tới "chiến thần tàng hình" F-35I.
[ẢNH]
Kịch bản tấn công có thể được đưa ra là tiêm kích tàng hình F-35I sẽ sử dụng tên lửa không đối đất Delilah để phá hủy hệ thống S-300 ngay khi phát hiện ra vị trí hệ thống đang được triển khai.
[ẢNH]
Tên lửa không đối đất Delilah là một trong những vũ khí cực nguy hiểm của Israel, chúng thường được sử dụng để tấn công vào Syria.
[ẢNH]
Delilah là loại tên lửa do thám/tấn công được trang bị một động cơ phản lực cho phép nó có thể do thám và tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách rất xa với tầm bắn lên đến 250 km.
[ẢNH]
Delilah có thể tấn công mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hay hệ thống dẫn đường quán tính riêng. Ở giai đoạn cuối của quỹ đạo tên lửa này có một vài chế độ tự dẫn khi tấn công mục tiêu mất đất với độ chính xác cao.
[ẢNH]
Theo một thỏa thuận đặc biệt giữa Washington và Tel Aviv, không quân Israel là lực lượng duy nhất trên thế giới có quyền can thiệp vào phần mềm của máy bay tàng hình F-35I, vì thế họ có thể dễ dàng tích hoạt các loại tên lửa do nước này sản xuất.
[ẢNH]
Tel Aviv cũng được Washington ưu ái khi là nước đầu tiên ngoài Mỹ đưa tiêm kích tàng hình F-35 vào trực chiến.
[ẢNH]
Phiên bản F-35 dành cho Israel được mang tên F-35I Adir.Hiện không quân nước này đang có trong tay phi đội khoảng 10 chiếc.
[ẢNH]
Biệt danh “Adir” mà Israel đặt cho F-35I có nghĩa là “sự tuyệt vời” hoặc “sự hùng mạnh”.
[ẢNH]
Hình ảnh phần đầu tiêm kích tàng hình F-35I được tích hoạt một số thiết bị điện tử của Israel.
[ẢNH]
Theo trung tâm nghiên cứu chiến lược Begin-Sadat, F-35I là một cỗ máy thu thông tin ưu việt nhờ khả năng tàng hình, điều giúp nó vượt trội hơn hẳn các tiêm kích F-15 và F-16.
[ẢNH]
Vào năm 2016, Tập đoàn công nghiệp hành không Israel (IAI) tuyên bố họ sẽ lắp đặt thêm hệ thống chỉ huy và kiểm soát bổ sung vào F-35I.
[ẢNH]
Israel đang có ý định mua hàng trăm máy bay F-35I để tiếp tục duy trì sức mạnh.
[ẢNH]
Hiện họ đã ký hợp đồng mua khoảng 50 chiếc và vẫn tiếp tục mua thêm nếu Mỹ đồng ý bán.
[ẢNH]
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, và thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
[ẢNH]
Việc phát triển nó được hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman cùng hợp tác sản xuất.
[ẢNH]
F-35 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 15-12-2006.
[ẢNH]
F-35 có chiều dài 15,3m, sải cánh 10,6m và chiều cao 4,3m.
[ẢNH]
Khối lượng rỗng của F-35 là 12 tấn trong khi khối lượng cất cánh tối đa lên tới 27 tấn.
[ẢNH]
F-35 được trang bị động Pratt & Whitney F135 với lực đẩy khi đốt sau lên tới 191 kN.
[ẢNH]
Với động cơ cực khỏe F-35 có khả năng bay với vận tốc tối đa lên tới Mach 1,6, tầm bay 2.200km, bán kính tác chiến1.100km.
[ẢNH]
F-35 có thể mang theo tới 8,1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa, rocket và các loại bom.
[ẢNH]
Để không chiến tầm gần, F-35 được trang bị pháo GAU-12/U 25 mm, đây là loại pháo mới nhất được phát triển cho các tiêm kích của Mỹ.
[ẢNH]
Để tăng tính năng tàng hình, F-35 trang bị vũ khí bên trong thân có thể chứa tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
[ẢNH]
Số lượng vũ khí có thể mang (cả trong và ngoài thân) lên tới 12 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9.
[ẢNH]
Hoặc F-35 có thể mang theo 6 quả bom thông minh tấn công mặt đất kèm 4 tên lửa không đối không gồm 2 tên lửa tầm xa AIM-120 và 2 tên lửa tầm gần AIM-9.
[ẢNH]
Tuy bị đội vốn và mang nhiều tai tiếng, thế nhưng những cuộc tập trận gần đây cho thấy F-35 vẫn là tiêm kích đáng gờm khi nó có thể thắng tuyệt đối trước các tiêm kích thế hệ thứ 4 hàng đầu thế giới như Rafale của Pháp, Typhoon của Anh và cả F-15 của Mỹ.
[ẢNH]
Cho đến hiện tại F-35 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 thứ 2 được đi vào trực chiến bên cạnh F-22 cũng của Mỹ. Hiện các đối thủ của F-35 là Su-57 và J-20 vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
[ẢNH]
Trong trường hợp Israel mang tiêm kích F-35I để tấn công vào S-300 nếu hệ thống này được chuyển giao cho Syria, thì đây sẽ là màn chạm trán đầu tiên giữa một tiêm kích hàng đầu thế giới của Mỹ và một hệ thống phòng không được đánh giá mạnh mẽ hàng đầu hiện nay do Nga sản xuất.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]