[ẢNH] "Chiến binh thầm lặng" của quân đội Syria khiến phiến quân "kinh hồn bạt vía"

ANTD.VN - Quân đội Syria sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật khá phong phú, bên cạnh các chủng loại Scud, Tochka-U thì họ còn một lượng đáng kể 9K52 Luna-M.
[ẢNH]
Truyền thông Syria gần đây đã đăng tải khá nhiều hình ảnh về hoạt động chiến đấu của tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K52 Luna-M, mặc dù ít được sử dụng hơn so với Scud hay Tochka-U nhưng nó vẫn là một vũ khí hiệu quả.
[ẢNH]
Tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M có thể được coi như một "chiến binh thầm lặng" của quân đội Syria, khi nó hoạt động khá lặng lẽ bên cạnh các loại hiện đại vì đã khá "cao tuổi".
[ẢNH]
9K52 Luna-M (Mặt trăng, hay còn được gọi bằng cái tên FROG-7) là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn phát triển dưới thời Liên Xô, chính thức đi vào phục vụ từ năm 1965.
[ẢNH]
Thành phần của tổ hợp bao gồm đạn tên lửa không dẫn đường 9M21 đặt trên xe mang phóng tự hành (TEL) 9P113 được hoán cải từ khung gầm xe tải hạng nặng ZIL-135LM 8x8.
[ẢNH]
Tính việt dã của xe mang phóng tự hành 9P113 không cao so với các phương tiện chuyên chở hiện đại ngày nay khi chỉ đạt tốc độ tối đa 40 km/h trên đường tốt.
[ẢNH]
Hệ thống động lực của xe 9P113 cũng tương đối lạ lùng, 2 động cơ xăng công suất 180 mã lực, trong đó mỗi động cơ phụ trách dẫn động cho 4 bánh xe phía trái hoặc phía phải.
[ẢNH]
Đạn tên lửa 9M21 (đôi khi còn được phân loại là pháo phản lực tầm xa vì không có điều khiển) có trọng lượng 2,5 - 2,8 tấn (tùy phiên bản); chiều dài 9,1 m; đường kính 0,55 m; vận tốc Mach 3.
[ẢNH]
Tầm bắn của tên lửa 9M21 nằm trong khoảng 15 - 70 km, sai số khá lớn lên tới 500 - 700 m và mang theo đầu đạn nổ mạnh nặng 550 kg (có thể trang bị đầu đạn hóa học hoặc đầu đạn hạt nhân).
[ẢNH]
Xe TEL 9P113 có một cần cẩu thủy lực nằm ở phía phải, bố trí giữa bánh thứ 3 và thứ 4 có nhiệm vụ cẩu tên lửa từ xe nạp đạn 9T29 (cũng sử dụng khung gầm ZIL-135LM) sang xe mang phóng.
[ẢNH]
Các khung cửa sổ được lắp đặt tấm chắn có thể nâng lên nhằm bảo vệ kíp chiến đấu 4 người khỏi tác hại của luồng phản lực khi đạn bắn đi.
[ẢNH]
Hệ thống Luna-M có một vài biến thể chính, bao gồm 9M21B mang đầu đạn hạt nhân, 9M21G trang bị đầu đạn rút gọn nặng 390 kg và phiên bản Laith-90 do Iraq chế tạo có tầm bắn tăng lên tới 90 km.
[ẢNH]
Chiến công đáng kể nhất của Luna-M diễn ra năm 2003, khi nó tấn công Sở chỉ huy của Trung tâm hoạt động chiến thuật (TOC) thuộc Lữ đoàn 2, Sư đoàn Bộ binh 3 quân đội Mỹ dưới quyền chỉ huy của Đại tá David Perkins.
[ẢNH]
Vụ oanh kích bằng tên lửa Luna-M (hoặc biến thể Ababil-100) đã làm 3 binh sĩ thiệt mạng, 14 bị thương, phá hủy và làm hư hỏng nặng 22 xe quân sự (chủ yếu là loại Humvee).
[ẢNH]
Mặc dù đã cũ, độ chính xác thấp, nhưng nhờ tốc độ tương đối lớn, đầu đạn có sức hủy diệt cao, loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn này vẫn không thể bị xem thường trong chiến tranh hiện đại.
[ẢNH]
Trong tay quân đội chính phủ Syria, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Luna-M vẫn đủ sức gây cho phiến quân đối lập những nỗi kinh hoàng mỗi khi nó xuất trận.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]