[ẢNH] Cặp "sát thủ bầu trời" Đức đe dọa đánh sập phòng không Nga - Syria

ANTD.VN - Bộ Quốc phòng Đức mới đây đã ra thông báo sẵn sàng tham gia không kích các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Syria nếu phát hiện chính quyền tổng thống al-Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường khi tiến quân vào tỉnh Idlib.

 

[ẢNH] Cặp
Trong trường hợp Quân đội Đức tham chiến tại Syria, chắc chắn 100% họ sẽ tung vào trận 2 dòng chiến đấu cơ tiên tiến nhất của mình là Tornado và Eurofighter Typhoon, vì theo đánh giá các phương tiện trên kết hợp cùng tên lửa Taurus KEDP 350, được cho là đủ sức đánh sập năng lực phòng không Nga - Syria.
[ẢNH] Cặp
Đầu tiên là Panavia Tornado - loại chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe do liên doanh Anh, Đức và Italy sản xuất, Tornado thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 14/9/1974.
[ẢNH] Cặp
Ban đầu Tornado được thiết kế với vai trò máy bay cường kích siêu âm tấn công mặt đất ở độ cao thấp, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn.
[ẢNH] Cặp
Tuy nhiên sau đó máy bay đã được phát triển thành 3 phiên bản chính gồm: Tiêm kích đánh chặn Tornado ADV (Air Defense Variant); Tiêm kích đa năng Tornado IDS (Interdictor/ Strike) và phiên bản tác chiến điện tử - trinh sát Tornado ECR (Electronic Combat/ Reconnaissance).
[ẢNH] Cặp
Hiện tại Không quân Hoàng gia Anh đang duy trì hoạt động 35 chiếc Tornado ADV F3 cùng 108 chiếc Tornado IDS (86 chiếc GR4 và 22 chiếc GR4A).
[ẢNH] Cặp
Anh đã bán cho Không quân Hoàng gia Saudi Arabia tất cả 84 chiếc Tornado ADV F3 và Tornado IDS, chúng đang được thay thế bởi tiêm kích Eurofighter Typhoon hiện đại hơn.
[ẢNH] Cặp
Ngoài ra, trong biên chế Không quân Italia đang có 59 chiếc Tornado IDS và 15 chiếc Tornado ECR, con số này ở Không quân Đức lần lượt là 160 và 34 chiếc.
[ẢNH] Cặp
Máy bay chiến đấu Tornado IDS (GR4)/ Tornado ADV (F3) có chiều dài 16,72/ 18,7 m; sải cánh 13,91 m khi xòe ở góc 25 độ và 8,6 m khi cụp ở góc 67 độ; chiều cao 5,95 m; trọng lượng rỗng 13.890/ 14.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28.000 kg.
[ẢNH] Cặp
Động cơ phản lực trang bị cho Tornado là loại Turbo-Union RB199-34R, lực đẩy 73 kN mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 2.418/ 2.338 km/h; tầm hoạt động 1.390 km ở chế độ thông thường hoặc 3.890/ 4.265 km khi mang theo 4 thùng dầu phụ; trần bay 15.240 m.
[ẢNH] Cặp
Vũ khí trang bị cho Tornado gồm pháo 27 mm Mauser BK-27 với 180 viên đạn (2 khẩu trên Tornado IDS và 1 khẩu trên Tornado ADV), các điểm treo trên cánh và thân mang được 9.000 kg vũ khí gồm bom và tên lửa.
[ẢNH] Cặp
Mặc dù tính năng của Tornado rất đáng gờm nhưng chủ lực của Không quân Đức hiện nay là Eurofighter Typhoon (còn được gọi là EF-2000) - loại máy bay tiêm kích đánh chặn được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Eurofighter GmbH thành lập năm 1986 giữa các nhà sản xuất hàng không Châu Âu.
[ẢNH] Cặp
Những nghiên cứu đầu tiên của dự án chế tạo chiếc tiêm kích này đã được bắt đầu ngay từ năm 1979 và phát triển thành chiếc Eurofighter Typhoon như ngày nay.
[ẢNH] Cặp
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon cất cánh lần đầu ngày 27/3/1994, chính thức ra mắt vào năm 2003, tính đến tháng 10/2014 đã có 418 chiếc xuất xưởng.
[ẢNH] Cặp
Thông số kỹ thuật cơ bản của tiêm kích Eurofighter Typhoon bao gồm chiều dài 15,96 m; sải cánh 10,95 m; chiều cao 5,28 m; trọng lượng rỗng 11.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 23.500 kg.
[ẢNH] Cặp
Máy bay được trang bị 2 động cơ Eurojet EJ200 lực đẩy 60 kN mỗi chiếc (lên đến 90 kN khi đốt nhiên liệu lần 2); tốc độ tối đa 2.390 km/h; tầm hoạt động 1.390 km; trần bay 19,812 m; tải trọng vũ khí 7.500 kg.
[ẢNH] Cặp
Eurofighter Typhoon mặc dù được thiết kế như một máy bay chiến đấu đa nhiệm tuy nhiên chức năng cường kích vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.
[ẢNH] Cặp
Thiết kế gốc của Typhoon EF-2000 rất chắc chắn và mạnh mẽ, bộ khung có khả năng chịu tải trọng cùng với áp lực khi không chiến tốc độ cao.
[ẢNH] Cặp
Eurofighter Typhoon được xem là chiến đấu cơ có khả năng không chiến tốt nhất thế giới, thông qua những cuộc tập trận như Indra Dhanush 2007 hay khi đối đầu với Su-30MKI của Ấn Độ.
[ẢNH] Cặp
Trong tương lai, tiêm kích Eurofighter Typhoon còn có thể được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) Captor-E.
[ẢNH] Cặp
Loại radar này phát triển dựa trên radar Captor đang sử dụng với phần ăng ten và thiết bị phát năng lượng tần số cao được thiết kế lại cho khả năng không chiến tăng gấp nhiều lần so với hiện nay.
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp
[ẢNH] Cặp