[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu

ANTD.VN - Những năm gần đây lực lượng phòng không Trung Quốc liên tục đưa vào biên chế các tổ hợp tên lửa tầm xa hiện đại, do vậy thật ngạc nhiên khi họ vẫn duy trì hệ thống HQ-2 đã quá cao tuổi.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Trong cuộc triển lãm nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng tên lửa Trung Quốc, quân đội nước này đã cho trưng bày nhiều tổ hợp phòng không hiện đại như S-300PMU-2, HQ-9, HQ-22...
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Nhưng thật ngạc nhiên là trong danh mục khí tài sẵn sàng chiến đấu vẫn còn các tổ hợp HQ-2 đã rất lạc hậu, bất chấp rằng trong những năm gần đây phòng không Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Nguyên nhân của tình trạng trên được giải thích là do Trung Quốc đang ưu tiên cho những vùng chiến khu trọng điểm, dẫn đến việc các địa điểm ở tận cùng lãnh thổ hay các vị trí ít nguy cơ thì vẫn chưa được trang bị hàng mới.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Để tiếp cận được các vị trí mà HQ-2 bảo vệ thì phương tiện tấn công đường không của kẻ địch phải vượt qua cả rừng hệ thống S-300/400, HQ-9, HQ-16 hay HQ-22... điều này là cực khó.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Thậm chí nếu vũ khí tấn công đối phương đã vượt qua các tổ hợp phòng không tối tân trên thì HQ-2 chắc chắn cũng sẽ vô dụng, cho nên vai trò thực sự của nó trong Quân đội Trung Quốc hiện nay có lẽ chỉ là "làm cảnh" mà thôi.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
HQ-2 (Hồng Kỳ 2) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung - xa do Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu S-75 Volga/Dvina (SA-2) của Liên Xô, đây là bản nâng cấp từ HQ-1 với khả năng chống chế áp điện tử tốt hơn.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Hệ thống HQ-2 được Trung Quốc cho ra mắt trong năm 1966, đến thập niên 1970 họ giới thiệu phiên bản hiện đại hóa HQ-2A và sang những năm 1980 thì tiếp tục nâng cấp lên biến thể HQ-2B.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Trung Quốc còn chế tạo cả biến thể tự hành của HQ-2 đặt trên xe bánh xích lội nước Type 77 với mã định danh là HQ-2J, nếu được huấn luyện tốt, kíp chiến đấu có thể triển khai và thu hồi HQ-2J trong vòng 5 phút.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Đạn tên lửa HQ-2 có chiều dài 10,84 m; trọng lượng phóng 2.322 kg; tốc độ tối đa Mach 3,8; khả năng chịu quá tải 20G; tầm bắn 7 - 35 km; độ cao hoạt động 1 - 27 km; mang theo đầu đạn nổ phá mảnh (có thể lắp cả đầu đạn hạt nhân để phóng vào nhóm máy bay ném bom đối phương).
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Xác suất diệt mục tiêu bằng một đạn duy nhất của HQ-2 được Trung Quốc công bố nằm trong khoảng 73% - 92%, đây là con số bị đánh giá là rất thiếu thực tế kể cả khi đối tượng tác chiến của nó là máy bay lạc hậu.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Mặc dù vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng có độ ăn mòn cao bao gồm chất "O" và "Gh" tương tự SA-2, nhưng trong tình trạng bảo quản thì chúng không được nạp vào đạn, do vậy tuổi thọ và tình trạng kỹ thuật của những quả HQ-2 vẫn được bảo đảm sau thời gian dài.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Các tổ hợp HQ-2 của Trung Quốc còn được trang bị radar dẫn bắn SJ-202 với năng lực tác chiến cao hơn nhiều loại sao chép từ "SPOON" và "FAN SONG" của SA-2, nhưng về tổng thể chúng vẫn chẳng thể sánh bằng các loại radar mảng pha quét điện tử tối tân.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
Có thể dự đoán rằng thời khắc những tổ hợp HQ-2 cuối cùng bị loại biên cũng đã sắp tới, nhưng kể cả khi đó chúng cũng chưa bị loại bỏ hoàn toàn mà sẽ được sử dụng như mục tiêu bay nhằm phục vụ cho các "đàn em" tập bắn.
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu
[ẢNH] Bất ngờ lớn khi phòng không Trung Quốc vẫn sử dụng bản sao của SA-2 lạc hậu