[ẢNH] "Ám kiếm" của Trung Quốc đủ sức đối đầu cả F-22 Mỹ và Su-57 Nga?

ANTD.VN - Một lần nữa cái tên Dark Sword "Ám kiếm" của Trung Quốc lại nóng lên, một số ý kiến cho rằng đây có thể là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đầu tiên trên thế giới, đi trước cả Nga và Mỹ.
[ẢNH]
Dù các chiến bay chiến đấu hiện tại của Trung Quốc đã rất mạnh mẽ, điển hình là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, nhưng chúng vẫn còn nhược điểm là sức bền của phi công hạn chế đáng kể sức chiến đấu, vì thế khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 ra đời.
[ẢNH]
Dòng máy bay này ngoài sức mạnh của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, còn hạn chế được nhược điểm sức bền của phi công.
[ẢNH]
Hay nói đơn giản hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 chính là các UAV chiến đấu thế hệ mới có khả năng tấn công như chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 trong khi không cần phi công điều khiển.
[ẢNH]
Cả Nga và Mỹ đều đã thử nghiệm máy bay không người lái nhưng Mỹ đã hủy bỏ chương trình này mặc dù Northrop Grumman cho ra đời nguyên mẫu X-47B, với bề ngoài tương tự như F-117.
[ẢNH]
Trong khi đó Trung Quốc liên tục nghiên cứu để cho ra đời các UAV thế hệ mới trong đó Dark Sword "Ám kiếm" được đánh giá có thể là dòng máy bay thế hệ thứ 6 đầu tiên trên thế giới.
[ẢNH]
Máy bay không người lái (UAV) tàng hình Ám Kiếm của Trung Quốc sở hữu các tính năng hoàn toàn mới, có thể thách thức không quân Mỹ. Thậm chí một số chuyên gia Trung Quốc tự tin rằng nó có thể đối đầu với máy bay tiêm kích mạnh nhất thế giới hiện nay là F-22 và Su-57.
[ẢNH]
Giới chuyên gia cho rằng mẫu UAV này được chế tạo dựa trên khái niệm tác chiến hoàn toàn mới, có thể gây ác mộng thực sự cho các lực lượng Mỹ trên chiến trường, theo Business Insider.
[ẢNH]
Hình ảnh được cho là Trung Quốc đã thử nghiệm loại máy bay chiến đấu không người lái này.
[ẢNH]
Chuyên gia Justin Bronk tại Viện Quân sự Hoàng gia Anh đánh giá Ám Kiếm mang triết lý thiết kế rất khác so với UAV chiến đấu của Mỹ.
[ẢNH]
Các bức ảnh chụp cho thấy nó dường như được tối ưu hóa cho việc bay hành trình siêu thanh, thay vì tập trung vào khả năng tàng hình.
[ẢNH]
"UAV tàng hình của Trung Quốc có thân dài hơn, giúp nó ổn định khi bay. Ngoài ra, Ám Kiếm có cánh đuôi đứng như tiêm kích tàng hình F-22. Đây là dấu hiệu cho thấy nó chú trọng khả năng bay hành trình siêu thanh và sở hữu tính năng giống tiêm kích", Bronk nhận định.
[ẢNH]
Đây là lần đầu tiên xuất hiện nguyên mẫu của loại UAV cực nguy hiểm này dù trước đó các mô hình đã được giới thiệu rộng rãi.
[ẢNH]
Tuy Trung Quốc vẫn giữ kín các thông số liên quan, nhưng căn cứ vào hình chụp cho thấy đây là một UAV hạng nặng. Thậm chí kích thước của nó còn tương đương với một tiêm kích hạng nhẹ
[ẢNH]
Thiết kế khí động học hình mũi tên cho phép UAV này có thể dễ dàng vượt qua tốc độ âm thanh.
[ẢNH]
Thay vì sử dụng động cơ cánh quạt, UAV Ám Kiếm được trang bị một động cơ phản lực giúp cơ động tốt hơn trên chiến trường.
[ẢNH]
Dù vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế UAV, Washington sẽ phải thận trọng khi Bắc Kinh phát triển tiêm kích không người lái, một ý tưởng mà Mỹ đã từ bỏ.
[ẢNH]
"Nếu được sản xuất với số lượng lớn, những chiếc Ám Kiếm có thể chủ động hứng chịu tên lửa từ tiêm kích Mỹ, bảo vệ cho các phi đội máy bay có người lái của Trung Quốc, đó là chưa kể tới khả năng chiến đấu như tiêm kích của chúng. Điều này cho phép Trung Quốc sử dụng số lượng để áp đảo lợi thế công nghệ của đối phương", Bronk nhận định.
[ẢNH]
"Ám Kiếm có thể được trang bị các tên lửa không-đối-không tiên tiến nhất do Trung Quốc sản xuất, và có khả năng bay với vận tốc gấp vài lần vận tốc âm thanh. Điều đó khiến nó trở thành mối đe dọa đáng gờm đối với bất cứ phương tiện nào của đối thủ" - Militarywatchmagazine.com cho hay.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]