Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp

ANTD.VN - Xe tăng, thiết giáp Nga theo đánh giá sẽ gặp mối nguy hiểm lớn khi phải đối diện tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) được chế tạo lần đầu vào năm 1970 và đã trải qua thử nghiệm trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Tên lửa chống tăng BGM-71 TOW được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng đẩy, nó điều chỉnh đường bay thông qua các cánh lái có thể gấp gọn khi còn trong ống phóng.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
TOW là một loại tên lửa chống tăng có độ linh hoạt khá cao khi có thể được bắn đi từ giá phóng mang vác, lắp trên xe quân sự và cả trực thăng vũ trang.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Biến thể ban đầu BGM-71A được quân Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam vẫn sử dụng phương thức điều khiển thủ công (MCLOS - Manual Command Line Of Sight) tương đối thô sơ.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Sau khi khai hỏa, xạ thủ phải luôn giữ kính ngắm theo dõi mục tiêu và truyền lệnh thông qua dây dẫn và lái đạn trực tiếp thông qua bộ điều khiển để đảm bảo tên lửa bay trúng đích.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Đến các phiên bản sau này, mặc dù chưa được cải tiến thành loại "phóng và quên" như FGM-148 Javelin nhưng TOW đã có phương thức điều khiển bán tự động (SACLOS - Semi-Automatic Command Line Of Sight).
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Với nâng cấp trên, xạ thủ chỉ cần giữ kính ngắm sao cho dấu chữ thập trùng khớp với mục tiêu, tên lửa sẽ tự động điều chỉnh quỹ đạo và bay tới.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Các phiên bản đáng chú ý nhất của TOW là BGM-71C ITOW mang lượng nổ lõm tạo hình có sức xuyên 630 mm giáp đồng nhất (so với 430 mm của BGM-71A).
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Phiên bản hiện đại hóa tiếp theo là BGM-71D TOW-2 tiến hành nâng cấp hệ thống dẫn đường, động cơ và mở rộng đầu đạn, cho sức xuyên phá lên tới 900 mm.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Ngoài ra còn có phiên bản BGM-71E TOW 2A được tối ưu hóa khả năng chống giáp phản ứng nổ nhờ đầu đạn tandem (đầu đạn nối tiếp với 2 lượng nổ).
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Cuối cùng là BGM-71F theo quảng cáo có chế độ tấn công từ trên cao xuống tương tự FGM-148 Javelin và biến thể BGM-71H mang đầu nổ nhiệt áp được thiết kế để chống lại boong ke, công sự.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Các biến thể tên lửa TOW có chiều dài 1,16 - 1,51 m; đường kính 0,152 m; sải cánh 0,46 m; trọng lượng phóng 18,9 - 22,6 kg; đầu đạn 3,9 - 6,14 kg; sức xuyên 430 - 900 mm giáp đồng nhất; tầm bắn 65 - 3.750 m (4.200 m với BGM-71F); tốc độ 278 m/s.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Hình ảnh binh sĩ Ukraine khai hỏa tên lửa chống tăng TOW từ xe thiết giáp Humvee do Mỹ viện trợ tại khu vực Kharkiv đã lần đầu tiên được đăng tải và ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Đáng chú ý là ngay khi cung cấp xe thiết giáp Humvee, Mỹ đã đề nghị chuyển giao cho lực lượng vũ trang Ukraine các tên lửa TOW đi kèm, tuy nhiên khi đó Kyiv chỉ yêu cầu loại Javelin tiên tiến hơn.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Hiện chưa rõ các tên lửa TOW được đưa tới quốc gia Đông Âu này từ khi nào, nhưng rõ ràng xe tăng, thiết giáp Nga sẽ phải đối diện với một mối nguy cơ đáng kể, bởi mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng đây vẫn là vũ khí rất lợi hại.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Việc chuyển giao tên lửa chống tăng BGM-71 TOW cho Ukraine có thể là chính bước khởi đầu cho việc cung cấp những xe thiết giáp chống tăng tự hành M1134 ATGM đã bị Thủy quân Lục chiến Mỹ loại biên.
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp
Quân đội Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa chống tăng TOW do Mỹ cung cấp