Phim “Bố già”: Cần thêm ngôn ngữ điện ảnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -“Bố già” có nhiều điểm khiến phim chưa phải là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc...
Trấn Thành vai người cha già và Tuấn Trần vai con trai

Trấn Thành vai người cha già và Tuấn Trần vai con trai

Tạo hình Trấn Thành vẫn quá trẻ và thiếu hợp lý với vai diễn một ông bố qua tuổi trung niên xét ở cả diện mạo (hóa trang) lẫn giọng nói, điệu bộ (vẫn là một Trấn Thành quá hoạt ngôn, khôn ngoan và lanh lẹ). Thế mạnh của “Bố già” là lời thoại. Song, đây cũng chính là một phần hạn chế khi các nhân vật… nói nhiều quá, dẫn đến bộ phim lẽ ra có thể tiết chế hơn và cần dùng ngôn ngữ điện ảnh đúng nghĩa để thể hiện thay vì những “tuyên ngôn” (tuy ý nghĩa nhưng khá nhiều trong phim).

Bộ phim cũng quá tập trung cho một “steal the show” (nhân vật chính thu hút chú ý nhất) chính là Trấn Thành, khiến dàn diễn viên đông đảo còn lại, suy cho cùng, cũng chỉ là làm nền cho anh, góp phần tôn anh lên. Nhiều tình tiết bỏ lửng “quên” xử lý rốt ráo, vài nhân vật “thiếu thiếu, thừa thừa”, đôi cảnh quay hoàn toàn có thể cắt ngắn để phim cô đọng hơn so với thời lượng hơn 2 giờ đồng hồ. Thành ra, “Bố già” là một trường hợp mà mọi người đã và đang phải bàn tán, tranh luận rất nhiều.

Đó là lý do vì sao một bộ phim chất lượng chưa “đỉnh” lại chinh phục được sự thiện cảm từ phần đông khán giả như thế? Sự ủng hộ rất lớn từ khán giả đại chúng dành cho “Bố già” cho thấy, không chỉ riêng Trấn Thành mà tất cả các nhà làm phim, đạo diễn Việt muốn có tác phẩm thành công nơi phòng vé đều cần nắm được khâu then chốt, đồng thời cũng là khâu khó khăn nhất, khó đoán định nhất. Ấy là biết được khán giả muốn gì, thích xem gì và làm sao để chạm vào trái tim họ.

Tin cùng chuyên mục