Phúc thẩm vụ Vinasun kiện Grab: Giữ nguyên án sơ thẩm có thể tạo ra tiền lệ xấu

ANTD.VN - Ngày 10/3, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab).

Toà án nhân dân (TAND) cấp cao TP.HCM vừa tuyên giữ nguyên án sơ thẩm vụ án Vinasun kiện Grab gây thiệt hại cho doanh nghiệp này ngay sau khi Viện Kiểm sát kết luận Grab không vi phạm pháp luật, đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của Grab, huỷ kháng cáo của Vinasun. Án lệ này có thể gây ra những tác động nào đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp? 

Ngày 10/3, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab).

Toà bác kháng nghị của VKS, nguyên đơn và bị đơn

Sau phần tranh tụng giữa hai bên, Viện kiểm sát nhân dân (KSND) cấp cao tại TP.HCM đưa ra đánh giá, kết luận, khẳng định Grab không vi phạm pháp luật, đề nghị chấp nhận kháng cáo của Grab, huỷ kháng cáo của Vinasun.

Đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đưa ra quan điểm về vụ án. Theo đó, cơ quan công tố xét thấy Grab kinh doanh do đơn vị có thẩm quyền cấp phép, là loại hình công nghệ mới được thí điểm trên 5 địa bàn. Cơ sở pháp lí để định danh Grab là Đề án 24.

"Hoạt động kinh doanh của Grab là hợp pháp. Vì vậy việc toà cấp sơ thẩm nói Grab là đơn vị kinh doanh vận tải là sai phạm nghiêm trọng, không có cơ sở", Viện kiểm sát nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Grab tại Việt Nam

Viện KSND còn cho rằng, sự sụt giảm doanh thu của Vinasun đến từ nhiều yếu tố như công tác quản lí, dịch vụ, công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng… Từ đó, không có căn cứ cho rằng hoạt động của Grab và sự thua lỗ của Vinasun có mối quan hệ nhân quả.

Từ những lập luận trên, cơ quan công tố nhận thấy việc toà sơ thẩm tuyên Grab phải bồi thường thiệt hại do xe nằm bãi của Vinasun 4,8 tỉ đồng là không có cơ sở. Từ đó, Viện đề nghị HĐXX không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Vinasun, chấp nhận yêu cầu của Grab và kháng nghị của Viện KSND.

Song, những kháng nghị của VKSND và cả các đề nghị kháng cáo của hai bên nguyên đơn đã bị bác bỏ ngay sau đó với kết luận của TAND cấp cao TP.HCM. Hội đồng xét xử đã bác tất cả các kháng nghị của Viện KSND, bác đơn kháng cao cuả cả hai bên nguyên đơn và bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Có thể tạo ra tiền lệ xấu

Theo nhiều chuyên gia về luật cạnh tranh, việc giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND cấp cao TP.HCM đã gửi đi một thông điệp tiêu cực đến các công ty công nghệ và các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư, sáng tạo, phát triển và mở ra tiềm năng mới cho nền kinh tế số đang phát triển rất mạnh mẽ và sôi động tại Việt Nam.

Bản án sơ thẩm ngay sau khi tuyên đã được đánh giá là sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp truyền thống khác và gián tiếp khuyến khích họ tìm lối thoát dễ dàng và duy trì tình trạng trì trệ bằng cách kiện các đối thủ, thay vì cần liên tục đổi mới, ứng dụng công nghệ để duy trì ưu thế cạnh tranh.

Việc TAND cấp cao TP.HCM quyết định giữ nguyên án sơ thẩm cũng có thể đưa ra tín hiệu rằng các công ty giờ đây không cần phải đổi mới, tư duy sáng tạo nữa khi không đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Xét ở một góc độ khác, bản án sơ thẩm được TAND tối cao TP.HCM quyết định giữ nguyên bất chấp kháng nghị của VKSND phần nào đi ngược với mục tiêu theo đuổi định hướng cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số.

Việc tạo tiền lệ cho những phiên tòa tương tự trong tương lai là đi ngược với xu hướng cạnh tranh trên thị trường. Và nhiều doanh nghiệp sẽ lạm dụng và lợi dụng tòa án để triệt tiêu bất kỳ doanh nghiệp khác mà họ muốn.

Trong khi đó, kể cả khi các ứng dụng công nghệ giúp bổ sung và nâng cao cách vận hành doanh nghiệp, thì với án lệ này, các công ty công nghệ đều sẽ bị phạt vì giúp cải thiện cuộc sống người dùng tốt hơn các doanh nghiệp truyền thống. Câu hỏi đặt ra là: Vậy làm thế nào Việt Nam có thể đạt được cam kết và khát vọng hướng đến cách mạng công nghiệp 4.0?

Luật sư Đinh Tiến Dũng (đại diện Grab) cho rằng, có 6 vi phạm tố tụng của cấp sơ thẩm: Không triệu tập Bộ GTVT; Tòa án không có thẩm quyền định danh doanh nghiệp; Và không có cơ sở khi nhận định Grab vi phạm Nghị định 86 và Đề án thí điểm...