[ẢNH] "Ám ảnh" nhìn lại đường Lê Văn Lương những ngày tắc kinh hoàng

ANTD.VN -Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, thành phố hiện đang nghiên cứu thí điểm cấm xe máy tại tuyến đường Lê Văn Lương. Lý do được nhiều người cho rằng bởi Lê Văn Lương luôn là điểm “đen" tắc nghẽn giao thông của Hà Nội. Nếu ai đã từng lưu thông qua tuyến đường này vào giờ cao điểm thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với những bức ảnh chân thực sau.
[ẢNH]
Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng.(nguồn: Zing)
[ẢNH]
Đây cũng là một trong những tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc mỗi khi Hà Nội có mưa. Số lượng "xế hộp" cũng xuất hiện dày đặc hơn ngày thường
[ẢNH]
Các phương tiện đều phải di chuyển chậm, nhích từng chút một
[ẢNH]
Đoạn rối loạn nhất là ngã ba Lê Văn Thiêm - Lê Văn Lương và nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu
[ẢNH]
Hàng trăm xe máy, ôtô ùn ùn chờ nhau ở đoạn thắt cổ chai
[ẢNH]
Hàng nghìn người phải chôn chân một chỗ hàng chục phút, trong đó rất nhiều nhân viên công sở đến cơ quan bị muộn giờ quy định
[ẢNH]
Đường Tố Hữu hướng đi Lê Văn Lương thường xuyên ùn tắc vào mỗi buổi sớm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trước đây người tham gia giao thông thường dắt xe máy ngược chiều trên vỉa hè (nguồn: Hanoimoi)
[ẢNH]
Ghi nhận tại đường Tố Hữu đoạn chạy qua địa bàn quận Hà Đông vào sáng 6-11-2018, rất đông người tham gia giao thông dắt xe máy ngược chiều trên vỉa hè
[ẢNH]
Những người dắt xe máy trên vỉa hè lý giải là do làn đường bên cạnh (Tố Hữu hướng đi Lê Văn Lương) thường xuyên xảy ra ùn tắc vào sáng sớm và quãng đường cần đi ngắn nên dắt xe máy ngược chiều để tiết kiệm thời gian di chuyển
[ẢNH]
Để tránh bị thổi phạt, người dân chuyển "chiến thuật" từ chạy xe sang dắt bộ (nguồn: Vn Express)
[ẢNH]
Tình trạng này bắt đầu từ 6h sáng đến 8h30 hàng ngày
[ẢNH]
Một đoạn đường Tố Hữu chỉ khoảng 2 km có đến 40 chung cư cao tầng mọc lên, lòng đường vốn nhỏ hẹp lại dành riêng một làn cho xe buýt nhanh BRT. Để thoát qua "điểm đen" ùn tắc chưa đầy 300 mét đoạn Tố Hữu - Trung Văn này, xe máy thường mất khoảng 20 phút, ôtô khoảng 40 phút
[ẢNH]
Vài giải pháp nhỏ lẻ từng được đưa ra như bịt điểm sang đường ở những nơi ùn tắc, nhưng bịt điểm này lại phát sinh điểm khác. Nguyên nhân không chỉ ở ý thức người dân mà còn bởi sự quá tải cư dân ở khu vực này. Lực lượng cảnh sát rất khó khăn để điều tiết giao thông tại khu vực này
[ẢNH]
Để tránh thảm cảnh "chôn chân" trong giờ cao điểm, hàng trăm người sẵn sàng xé toang dòng phương tiện vốn đã chật như nêm tại ngã ba Tố Hữu - Mỗ Lao (Hà Đông) để đi ngược chiều...
[ẢNH]
Ngõ 19 Tố Hữu sang khu đô thị Trung Văn là điểm đi tắt sang khu Mỹ Đình
[ẢNH]
Xe đi thuận chiều phải nhường đường cho dòng xe ngược chiều dù đó là đoạn đường đất gồ ghề
[ẢNH]
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lắp đặt các rào cản bằng sắt trên vỉa hè như một giải pháp tình thế. Ghi nhận vào sáng 26-1-2019 cho thấy, ngày làm việc đầu tiên sau khi vỉa hè đoạn ngã ba cầu Mỗ Lao - Tố Hữu được dựng rào chắn bằng sắt, hiện tượng xe máy ngược chiều trên vỉa hè đã không còn nữa
[ẢNH]
Tuy nhiên, một số người dân cho rằng, khoảng cách và cách bài trí 3 lớp rào chắn theo bề rộng của vỉa hè có gây ra khó khăn cho người đi bộ. Mặt khác, rào chắn chưa đảm bảo mỹ quan. Hy vọng rằng sau khi tuyến đường Lê Văn Lương chính thức cấm xe máy sẽ giúp người dân không còn gặp phải những điều chưa đẹp nêu trên
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]