Nỗi niềm đi viện mùa dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Đang lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới, làm gì có ai tự dưng muốn vào bệnh viện. Giờ đi viện, đến cửa thôi đã đủ thủ tục, nào khai báo tên gì, quê đâu, gần đây đi những đâu, có đi qua hay đến từ vùng dịch, trong khi danh sách vùng có dịch mỗi ngày một dài.

Đương nhiên vào viện bây giờ sẽ bị hỏi có sốt không? Có ho không? Đấy là khai báo y tế, bắt buộc! Rồi đo nhiệt độ, sát khuẩn tay, thậm chí qua buồng khử khuẩn toàn thân rồi mới được đến phòng khám. Thêm nữa, khẩu trang bịt bùng không thể bỏ cả lúc trên giường… Vô cùng nhiều thủ tục, ốm mấy cũng phải qua chừng ấy công đoạn, cả người bệnh cũng như người nhà.

Tưởng thế thì bệnh viện vắng vẻ đi, hóa ra không. Những bệnh viện là điểm phát sinh dịch phải cách ly bắt buộc, không biết thế nào, chứ mọi bệnh viện vẫn cứ như thường, đông nườm nượp, đông không kể xiết. Muốn nghiêm túc làm theo thông điệp “5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) thì cũng phải nhận thấy có đến “2K” trong đó (Khoảng cách và Không tập trung) xem ra khó bề thực hiện. Chẳng có bệnh viện vào vắng vẻ, đông nhất là các viện như Lão khoa, Tim, Phổi, Ung bướu, Phụ sản, Nhi…

Khuyến cáo người bệnh lưu ý khi đến khám, chữa bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19

Khuyến cáo người bệnh lưu ý khi đến khám, chữa bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19

Vỉa hè trước cửa Viện Tim Hà Nội trên phố Trần Hưng Đạo nhiều hôm không có chỗ mà gửi xe máy, đành gửi xa tít bên phố Quán Sứ. Sau ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, cũng là lúc dịch bắt đầu lan rộng, mà nhiều bệnh viện bệnh nhân tăng đột biến. Có được một cái giường không phải nằm chung đã là may mắn. Không phải nằm trở đầu lộn đuôi trên một giường bệnh, như thế đã tiến bộ so với một số năm trước đây. Nhưng tuân thủ khoảng cách 2m, khoảng cách an toàn mà mỗi bệnh viện quy định đối với người bệnh đến khám và nhân viên y tế, hoặc với các bệnh nhân khác là một khoảng cách không tưởng. Nhất là khi mỗi người bệnh lại có thêm một người nhà chăm nom.

Chỉ một người trông thôi, bệnh viện nào cũng nghiêm khắc chuyện này. Nhưng một với một là hai, một phòng bệnh có khoảng 5 đến 7 giường (có nơi đông hơn) thì có 5 đến 7 bệnh nhân và chừng ấy người nhà. Ngồi yên một chỗ cũng đụng vào nhau chứ đừng nói đi đi lại lại. Các biện pháp phòng chống dịch dù có yêu cầu sít sao đến mấy, khoảng cách 2m vẫn là thứ chắc chắn không đảm bảo, đặc biệt tại các khu vực khám, chụp, chiếu, chờ kết quả, cũng như khu vực nhà ăn…

“Ý thức của bệnh nhân, có lẽ phải viết đến nghìn cuốn may ra mới hết… Khi ốm đau, dường như người ta cho mình cái quyền khỏi phải giữ thể diện, nên giữ vệ sinh chung là việc cực khó. Tóm lại, dù có dịch hay không có dịch, không thể bảo người ta rằng tốt nhất đừng ốm, tốt nhất đừng đi viện. Chỉ có thể nói đến viện thì nên giữ ý thức. Nhưng hái sao trên trời còn khó hơn làm điều đó với bệnh nhân và người nhà của họ”.

Nhà báo Phạm Thanh Hà

Bệnh viện như thế tất nhiên là một nơi chốn đáng sợ trong mùa dịch. Chẳng phải tự nhiên mà đến nay đã có 11 bệnh viện bị phong tỏa và cách ly y tế vì Covid-19. Nhưng đáng sợ đến mấy, bệnh viện nào cũng vẫn rất đông, rất rất đông.

Thì người ta không thể không ốm những bệnh khác. Bệnh tật trên đời nhiều lắm lắm, bệnh nào cũng đáng sợ, có phải mỗi Covid-19 thôi đâu. Ở xứ sở nhiệt đới gió mùa - nóng - ẩm - mưa - nhiều - nắng - gắt, quãng thời gian này là mùa khởi phát của bao nhiêu thứ bệnh mùa hè. Người già, trẻ con lúc nào cũng chực ốm. Đã ốm thì phải đi viện thôi, biết làm gì khác được. Nhất là từ khi bảo hiểm y tế thông tuyến, niềm tin vào các bác sĩ bệnh viện tuyến trên luôn lớn mạnh trong lòng người bệnh hơn bất cứ thứ gì khác, và bệnh viện tuyến dưới cũng luôn chật cứng do cơ sở vật chất thiếu thốn khủng khiếp so với nhu cầu, thì chẳng có cách nào làm bệnh viện bớt đông đúc, thật sự là như vậy.

Thế là, trừ những bệnh viện tư nhân sang trọng, giá phòng bệnh mỗi ngày còn cao hơn khách sạn ba bốn sao, có lẽ sự khốn khó vì bệnh tật nhìn bên ngoài còn đỡ thảm khốc. Chứ còn lại ở những nơi khám chữa bệnh nói chung, là một cõi nhân gian buồn kinh người, đầy những dày vò bệnh tật, đau đớn thể xác và lo âu tinh thần. Nhân viên bệnh viện, từ bác sĩ đến điều dưỡng, mệt mỏi vì quá tải, bẳn gắt nhiều đến mức thành thói quen. Mà chẳng bẳn gắt thì cũng không có lối giải tỏa nào khá hơn, một khi bệnh nhân đã đông lại còn kém ý thức.

Người bệnh và người nhà khi đến khám, chữa bệnh phải nghiêm túc làm theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế)

Người bệnh và người nhà khi đến khám, chữa bệnh phải nghiêm túc làm theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế)

Cái gọi là ý thức của bệnh nhân, có lẽ phải viết đến nghìn cuốn may ra mới hết… Khi ốm đau, dường như người ta cho mình cái quyền khỏi phải giữ thể diện, nên giữ vệ sinh chung là việc cực khó. Tóm lại, dù có dịch hay không có dịch, không thể bảo người ta rằng tốt nhất đừng ốm, tốt nhất đừng đi viện. Chỉ có thể nói đến viện thì nên giữ ý thức. Nhưng hái sao trên trời còn khó hơn làm điều đó với bệnh nhân và người nhà của họ.

Nhà báo Phạm Thanh Hà

Nhà báo Phạm Thanh Hà

Chỉ hy vọng vào hệ thống y tế công cộng khá lên, không chênh lệch chuyên môn quá mức ở các tuyến. Lại việc khó nữa, khó ngang hái sao trên trời.

Ốm thì đành đi viện. Thế thôi, nếu không giữ được cho mình không có bệnh thì tốt nhất nên có tiền để khi ốm tránh được những bệnh viện quá đông.

Toàn những điều thật là khó thay!

Tin đọc nhiều