Nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng tha thiết xin được sống

ANTĐ - Hôm nay (29-4), phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án Vinalines bước vào ngày làm việc thứ 6, với nhiều diễn biến mới.
11h35: Tòa phúc thẩm kết thúc phiên làm việc buổi sáng. Bản án dành cho các bị cáo dự kiến sẽ được tuyên vào 14h chiều ngày 7-5 tới.
Nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng tha thiết xin được sống ảnh 1
Bị cáo Dương Chí Dũng nói lời sau cùng trước tòa
11h17: Tòa kết thúc phần tranh luận và cho các bị cáo nói lời sau cùng Bị cáo Dương Chí Dũng tha thiết xin được sống và khẳng định đây là mong muốn lớn nhất của bị cáo lúc này.  Bị cáo Phúc đề nghị HĐXX khách quan xem xét cho bị cáo về lời khai của Sơn. Đồng thời nói, bị cáo chỉ có 1 động cơ duy nhất là làm hết sức mình để phát triển tổng công ty. Mặc dù bị cáo cố gắng hết sức nhưng sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra. Bị cáo nhận trách nhiệm về mình, đồng thời tiếp tục khắc phục hậu quả và xem xét cho hoàn cảnh của bị cáo khi về nhận chức. Bị cáo Sơn: Bị cáo nhận thức được sai phạm và mong muốn gia đình sẽ giúp bị cáo khắc phục hậu quả. Mong HĐXX và pháp luật xem xét cho bị cáo đúng người đúng tội.11h4: Sau lời nói của bị cáo Loan, bị cáo Dương Chí Dũng đứng dậy xin có ý kiến. Bị cáo Dũng nói: Bị cáo không muốn nói nhiều bởi rất mệt mỏi. Tuy nhiên, qua lời khai của anh Sơn thì rất mâu thuẫn, thời điểm đó, bị cáo đang ở trên máy bay. Anh Quỳnh là người làm chứng cho anh Sơn, còn anh Việt làm chứng cho bị cáo. Bản thân anh Sơn không biết nhà bị cáo ở Hà Nội, chỉ biết nhà mẹ vợ của bị cáo, thế nhưng, sao không chuyển ra đó cho bị cáo mà lại đưa cho bị cáo số tiền đó ở TP.Hồ Chí Minh. Số tiền đó cũng không thể cho vào vali và vận chuyển ra Hà Nội trong khi bị cáo không có nhu cầu tiêu dùng ở TP.Hồ Chí Minh nên khoản tiền mà anh Sơn nói đưa cho bị cáo là bất hợp lý11h: Chủ tọa yêu cầu bị cáo Loan đứng lên trình bày. Bị cáo Loan nói, chấp nhận bản án sơ thẩm đã tuyên, không có kháng cáo. Tuy nhiên bị cáo Loan cho rằng, hành vi của bị cáo trong vụ án này chỉ là ký 10% tiền đặt cọc. 10h56: Luật sư Phúc đề nghị xem xét và cân nhắc, số tài liệu đưa ra chưa đủ chứng cứ. Đề nghị hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung10h46: Các luật sư tiếp tục tranh luận về các văn bản liên quan và số tiền mà bị cáo Sơn khai đã đưa cho bị cáo Dũng và bị cáo Phúc. Đồng thời, đề nghị xem xét về các khoản bồi thường của các bị cáo10h32: Luật sư đại diện bảo lưu nội dung bào chữa cho bị cáo Phúc và bổ sung một số nội dung mới. Ông cho rằng, nhiều tài liệu xuất hiện từ năm 2013 và đầu năm 2014, nhưng tại sao khi đến "điểm nút" mới cung cấp cho HĐXX? Về tài liệu mới công bố, cần phải xem lại 2 vấn đề đó là hình thức giá trị pháp lý và dịch thuật. Năng lực người dịch có đạt không, từ chuyên môn người dịch có dịch đạt không? Vì vậy, đó không phải là chứng cứ thỏa đáng sử dụng tại phiên tòa. Đồng thời luật sư đại diện bị cáo Phúc đưa ra lập luận cho rằng, tất cả việc liên quan đến ụ nổi 83 là do bị cáo Sơn, từ việc tiếp nhận thư chào giá đến việc tiếp nhận ụ nổi và yêu cầu cần tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Luật sư cũng cho rằng, VKS cần phải xem xét lại vai trò của bị cáo Phúc trong vụ án này. Đồng thời xác định lại lời khai của bị cáo Sơn có đúng hay không? Và làm rõ về số tiền mà Sơn khai đã đưa Dũng và Phúc.10h15: Luật sư Triển tiếp tục lập luận với VKS: Việc ông Dũng đi không phải 15h. Giờ máy bay cất cánh là 15h30 do đó thông tin mà VKS đưa ra là không đầy đủ. LS Triển cho rằng, VKS không căn cứ vào lời khai của lái xe Quỳnh. Đồng thời, không có lời khai của lái xe đón Dương Chí Dũng. Và đưa ra các lập luận về tài liệu mới.10h3: Chủ tọa đề nghị các luật sư bổ sung kết luận của VKS. Luật sư Triển đặt câu hỏi: Phần xét hỏi bổ sung chỉ có 1 đại diện của VKS, vị thứ 2 vắng mặt. Vì vậy tôi băn khoăn, kết luận kia của VKS có chính xác không. Đề nghị HĐXX xem xét. Đề nghị đại diện VKS trả lời, căn cứ vào đâu mà cho rằng kết luận kia là hợp pháp? Đồng thời còn nhiều vấn đề còn chưa sáng tỏ nên không thể kết luận 2 bị cáo Dũng và Phúc tham ô và kết án tử hình. Liên quan đến tài liệu mới, cũng chỉ mới đặt ra 1 phần vấn đề, chưa thỏa đáng để phục vụ mục đích điều tra. Về lời khai tại tòa của bị cáo Sơn có sự lẫn lộn, không chính xác. Vì vậy dùng lời khai đó để kết luận 2 bị cáo có tội là không thỏa đáng. Xin quý tòa trả lại hồ sơ, điều tra bổ sung.10h: Tòa yêu cầu bị cáo Khang tranh luận, bị cáo này cho rằng: VKS không làm rõ vấn đề của bị cáo. VKS không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh bị cáo đã làm sai9h50: Tòa yêu cầu bị cáo Sơn tranh luận. Bị cáo Sơn không có ý kiến. Tòa tiếp tục yêu cầu bị cáo Triều tranh luận. Bị cáo này đề nghị HĐXX xem xét thêm việc công ty Vũ Hà đã 2 lần nhận tiền số tiền 1,666 triệu đô. Đề nghị HĐXX xem xét lại việc Sơn có làm hợp đồng khống hay không và có ai đứng sau hỗ trợ Sơn không? Và xem xét để giảm trừ thiệt hại bởi các văn bản kết luận trước đó đều kết luận, ụ nổi là tàu.
9h40:
Chủ tọa hỏi bị cáo Phúc có bổ sung, tranh luận gì không? "Dạ có. Có rất nhiều vấn đề bị cáo cần trình bày. Bị cáo xin trình bày thay luật sư". Được sự chấp thuận của Chủ tọa phiên tòa, bị cáo Phúc đã phủ nhận số tiền 6 tỷ mà bị cáo Sơn đưa cho mình. Đồng thời giải trình, bị cáo không có chỉ đạo gì về việc mua ụ nổi 83.
9h30: Với nội dung tài liệu như HĐXX đã công bố tại phiên tòa hôm nay cũng không ảnh hưởng gì đến kết luận của VKS về hành vi tham ô của các bị cáo. Quan điểm của VKS là giữ nguyên kết luận tại phiên sơ thẩm.9h25: Tòa kết chuyển sang phần tranh luận. Đại diện VKS cho rằng phần xét hỏi tập trung vào các chứng cứ, tài liệu mới luật sư xuất trình lại phiên tòa để đánh giá hành vi các bị cáo, tiếp nhận kết quả tương trợ tư pháp, ngoài ra thì nhiều vấn đề lặp đi lặp lại.9h6: Tòa hỏi thêm đại diện Bộ Tài Chính, tại thời điểm tính thiệt hại là tháng 5/2012 nhưng tỷ giá USD lại chỉ căn cứ theo thời điểm lúc 2007 (mua ụ) thì có thiệt cho các bị cáo? Giám định viên khẳng định, nguyên tắc là tính từ thời điểm mua ụ nổi, khi sự việc phát sinh. Còn việc chốt thời điểm ngày 17/5/2012 là theo sổ sách giấy tờ của Vinalines. 8h38: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho biết, khi gửi các luật sư tòa chỉ đưa bản dịch tiếng Việt, còn bản gốc, có bản tiếng Nga. Tòa nhận được tập tài liệu từ vụ 1B VKSND Tối cao, có kèm tài liệu của Vụ hợp tác quốc tế. Khi tài liệu tương trợ tư pháp này gửi đến có cả chứng nhận của Tổng lý VKS liên bang Nga.
Nói lời sau cùng, Dương Chí Dũng tha thiết xin được sống ảnh 2
Luật sư Ngô Ngọc Thủy đưa ra ý kiến về phần tài liệu mới

8h35: Luật sư Hoàng Huy Được cho rằng, tài liệu tư pháp với nước ngoài theo quy định phải được dịch và chứng thực tại cơ quan lãnh sự ngoại giao. Không đáp ứng điều kiện này, tài liệu dù có lợi hay không có lợi cho bị cáo thì cũng không được sử dụng như một chứng cứ của vụ án.8h30: Luật sư Trần Đình Triển nêu rõ, tập tài liệu từ Nga thể hiện ngày 12/3/2014 đã gửi, kèm đó là bản khai của nhân chứng từ tháng 11/2013. Như vậy trước phiên xử này đã có hồ sơ. Theo trả lời của Nga, họ rất để ý đến khoản 1,2 triệu USD và 2,3 triệu USD là tiền thanh toán ụ nổi và tiền thù lao cho công ty trung gian. Vậy mà sao những tài liệu theo hướng có lợi cho thân chủ của ông Triển như này mà giờ mới đến tòa?8h25: Các luật sư Ngô Ngọc Thủy và Nguyễn Huy Thiệp cho rằng tập tài liệu này không đúng giá trị pháp lý để sử dụng như chứng cứ tại tòa khi không có bản chính tiếng Nga đính kèm (tài liệu do văn phòng công chứng, dịch thuật Hoài Đức, Hà Nội thực hiện dịch, chứng thực).
8h00: HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn công bố nội dung tóm tắt của các tài liệu mới mà HĐXX nhận được từ phía Nga. Trong đó, tài liệu đề cập đến một công dân Nga, là đại diện của công ty môi giới GS tại Nga. 
Công dân này là người đã tham gia ký HĐ với công ty AP. Khi được hỏi, công dân này đã trả lời rằng, ông không hề biết về khoản tiền được chuyển về Việt Nam thông qua công ty Phú Hà. Nghĩa là, công dân này đã khai rằng không hề biết về số tiền 1,666 triệu USD từ dự án mua ụ nổi.
Cũng trong số tài liệu mới phía Nga cung cấp, có biên bản thẩm vấn Tổng GĐ Công ty CP Nakhodka. Ông này nói rằng chính ông Goh là người đại diện công ty AP đàm phán, ký HĐ và mua ụ nổi của công ty Nakhodka. HĐ được ký giữa ông Goh và ông Tổng GĐ Công ty Nakhodka, ký tại VP làm việc của ông tại thành phố Nakhodka (Nga).