Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam

ANTD.VN - Ngoài những gương mặt quen thuộc đã “ăn cơm tuyển” từ lâu dưới thời HLV Park Hang-seo, đợt tập trung tháng 9 của đội tuyển Việt Nam còn xuất hiện nhiều nhân tố trẻ trung mang đến làn gió tươi mới.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
1. Phan Tuấn Tài (Viettel). 2022 thực sự là một năm để đời của hậu vệ sinh năm 2001. Vốn chỉ được Viettel cho mượn ở Đắk Lắk, Tuấn Tài có những thăng tiến vượt bậc sau khi được sử dụng vì Lê Văn Xuân gặp chấn thương tại SEA Games 31. Hậu vệ này tận dụng cơ hội, tỏa sáng trong trận chung kết với pha kiến tạo để Nhâm Mạnh Dũng ghi bàn giúp U23 Việt Nam giành HCV. Sau đó, anh tiếp tục trải qua VCK U23 châu Á thành công trước khi được Viettel gọi về và ra mắt V-League. Tuấn Tài có vẻ ngoài điển trai, thư sinh (1m76, 68 kg) cùng lối chơi hiện đại, hiệu quả. Tuấn Tài sẽ là mối đe dọa không nhỏ cho vị trí hậu vệ trái của Đoàn Văn Hậu.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
2. Lương Duy Cương (Đà Nẵng). Hậu vệ sinh năm 2001 trải qua giải U23 châu Á 2022 thành công và trước đó cũng giành HCV SEA Games 31. Tài năng trẻ của Đà Nẵng sở hữu chiều cao 1m83 cùng lối chơi đĩnh đạc, tranh chấp bóng tốt. Ngoài ra, Duy Cương còn chuyền tốt và đa năng khi có khả năng đá tiền vệ phòng ngự, điều HLV Park rất coi trọng.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
3. Khuất Văn Khang (Viettel). Có mặt ở đợt tập trung này, Văn Khang trở thành “em út” của đội tuyển Việt Nam. Cầu thủ sinh năm 2003 được thầy Park đền đáp xứng đáng nhờ chuỗi phong độ tuyệt vời thời gian qua. Anh chơi nổi bật ở giải U19 Đông Nam Á 2022 cũng như VCK U23 châu Á 2022. Đợt này, Văn Khang sẽ lên tuyển sau khi trở về từ vòng loại U20 châu Á 2023. Với việc đàn anh Hoàng Đức chấn thương, Văn Khang càng sáng cửa được trao cơ hội thử sức trước Singapore và Ấn Độ.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
4. Nguyễn Thanh Nhân (HAGL). Một sản phẩm của lò đạo tạo trẻ HAGL. Thanh Nhân sinh năm 2000, có thể đá cả hai vị trí là hậu vệ trái và tiền vệ trái, với tốc độ, kỹ thuật cùng sự xông xáo. Có thể chưa nổi bật như những cầu thủ cùng trang lứa khác nhưng Thanh Nhân gây ấn tượng với thầy Park nhờ sự chăm chỉ, cần mẫn và chấp nhận mọi thách thức.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
5. Nhâm Mạnh Dũng (Viettel). Việc lần đầu được gọi lên ĐTQG là quả ngọt dành cho Mạnh Dũng sau những ngày tháng tỏa sáng ở U23 Việt Nam và CLB Viettel. Sau cú đánh đầu quyết định giúp bóng đá Việt Nam giành HCV SEA Games 31, Nhâm Mạnh Dũng đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình. Anh có lẽ là cầu thủ đa năng nhất Việt Nam khi vừa có thể đá tiền đạo, tiền vệ và trung vệ, thậm chí là cả thủ môn. Dưới sự trui rèn của HLV Park, hy vọng Nhâm Mạnh Dũng sẽ bước lên tầm cao mới.
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
6. Phạm Đình Duy (Đà Nẵng). Không phải ngẫu nhiên “hiện tượng V-League” của Đà Nẵng có tên trong danh sách triệu tập của thầy Park đợt này, dù chưa từng xuất hiện trong thành phần U23 hay ĐTQG. Đình Duy sinh năm 2002, không quá cao (1m74) nhưng có thể lực tuyệt vời, khả năng tì đè tốt và cũng rất nhạy cảm trước khung thành. 20 tuổi, Đình Duy đã sở hữu 4 bàn ở V-League 2022, hơn rất nhiều chân sút khác kể cả ngoại binh. Sự có mặt của tiền đạo này hứa hẹn mang đến làn gió mới cho hàng công ĐT Việt Nam, vốn đã khá chật chội và cũ kỹ với Công Phượng, Văn Toàn, Tiến Linh...
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam
Những nhân tố tạo nên làn gió mới ở đội tuyển Việt Nam