Những ngôi sao ra đi từ Bundesliga: Hầu hết toàn… “bom xịt”

ANTD.VN - Giải VĐQG Đức - Bundesliga vốn là mảnh đất màu mỡ cho các “đại gia” Premier League, La Liga hay Serie A tha hồ “canh tác”, săn lùng ngôi sao. Tuy nhiên, không phải cầu thủ nào trưởng thành từ Bundesliga khi ra nước ngoài cũng đều thuận lợi và thành công.
1. Luka Jovic (Frankfurt đến Real Madrid). Từng là một hiện tượng ở Đức khi tỏa sáng rực rỡ trong màu áo Frankfurt, Jovic nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Real Madrid. Mùa hè 2019, Jovic sang Tây Ban Nha đầu quân cho đội bóng Hoàng gia với giá 60 triệu Euro. Tuy nhiên, chuỗi ngày tại Bernabeu là ác mộng với tiền đạo người Bosnia. Đến nỗi, Real phải cắn răng gửi anh lại cho Frankfurt theo dạng cho mượn trong tháng 1 này vì đã cạn kiên nhẫn.

1. Luka Jovic (Frankfurt đến Real Madrid). Từng là một hiện tượng ở Đức khi tỏa sáng rực rỡ trong màu áo Frankfurt, Jovic nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Real Madrid. Mùa hè 2019, Jovic sang Tây Ban Nha đầu quân cho đội bóng Hoàng gia với giá 60 triệu Euro. Tuy nhiên, chuỗi ngày tại Bernabeu là ác mộng với tiền đạo người Bosnia. Đến nỗi, Real phải cắn răng gửi anh lại cho Frankfurt theo dạng cho mượn trong tháng 1 này vì đã cạn kiên nhẫn.

2. Sebastian Haller (Frankfurt đến West Ham). Cũng từ Frankfurt, Haller gia nhập West Ham vào tháng 7-2019 với tư cách là bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB. Mùa giải đầu tiên, Haller không đạt yêu cầu khi chỉ ghi 7 bàn sau 35 trận. Anh tiếp tục gây thất vọng và nhanh chóng bị “tống” sang Ajax những ngày đầu tháng 1-2021 với giá rẻ mạt.

2. Sebastian Haller (Frankfurt đến West Ham). Cũng từ Frankfurt, Haller gia nhập West Ham vào tháng 7-2019 với tư cách là bản hợp đồng đắt giá nhất lịch sử CLB. Mùa giải đầu tiên, Haller không đạt yêu cầu khi chỉ ghi 7 bàn sau 35 trận. Anh tiếp tục gây thất vọng và nhanh chóng bị “tống” sang Ajax những ngày đầu tháng 1-2021 với giá rẻ mạt.

3. Pierre-Emerick Aubameyang (Dortmund đến Arsenal). Aubameyang tưởng như đã trở thành một “Henry mới” khi gia nhập Arsenal vào tháng 1-2017 bằng phong độ miễn chê. Dù vậy, càng chơi tiền đạo này càng trở thành một gánh nặng của Pháo thủ. Mùa này, sau khi được gia hạn hợp đồng và tăng lương, Aubameyang “mất tích” một cách khó hiểu trong nhiều trận đấu và mới chỉ ghi vỏn vẹn 3 bàn, khiến Arsenal chới với ở nửa dưới BXH.

3. Pierre-Emerick Aubameyang (Dortmund đến Arsenal). Aubameyang tưởng như đã trở thành một “Henry mới” khi gia nhập Arsenal vào tháng 1-2017 bằng phong độ miễn chê. Dù vậy, càng chơi tiền đạo này càng trở thành một gánh nặng của Pháo thủ. Mùa này, sau khi được gia hạn hợp đồng và tăng lương, Aubameyang “mất tích” một cách khó hiểu trong nhiều trận đấu và mới chỉ ghi vỏn vẹn 3 bàn, khiến Arsenal chới với ở nửa dưới BXH.

4. Naby Keita (RB Leipzig đến Liverpool). Được ví von là “Xavi da màu”, Keita đến Liverpool với rất nhiều kỳ vọng. Anh thậm chí còn được mang áo số 8 của huyền thoại Steven Gerrard. Tuy nhiên, chấn thương khiến sự nghiệp của tiền vệ này bị đứt đoạn. Anh dần mất đi sự tin tưởng từ HLV Jurgen Klopp và bây giờ chỉ là lựa chọn thứ 5 trên hàng tiền vệ Lữ đoàn đỏ, tất nhiên là trong trường hợp không chấn thương.

4. Naby Keita (RB Leipzig đến Liverpool). Được ví von là “Xavi da màu”, Keita đến Liverpool với rất nhiều kỳ vọng. Anh thậm chí còn được mang áo số 8 của huyền thoại Steven Gerrard. Tuy nhiên, chấn thương khiến sự nghiệp của tiền vệ này bị đứt đoạn. Anh dần mất đi sự tin tưởng từ HLV Jurgen Klopp và bây giờ chỉ là lựa chọn thứ 5 trên hàng tiền vệ Lữ đoàn đỏ, tất nhiên là trong trường hợp không chấn thương.

5. Ousmane Dembele (Dortmund đến Barcelona). Dembele là bản hợp đồng xuất khẩu đắt giá nhất từ Bundesliga với 145 triệu Euro. Thế nhưng, ngôi sao người Pháp chưa bao giờ cho thấy anh xứng đáng với số tiền này. Tại Barca, Dembele liên tục gặp chấn thương và chưa có đóng góp gì đáng kể cho đội chủ sân Nou Camp.

5. Ousmane Dembele (Dortmund đến Barcelona). Dembele là bản hợp đồng xuất khẩu đắt giá nhất từ Bundesliga với 145 triệu Euro. Thế nhưng, ngôi sao người Pháp chưa bao giờ cho thấy anh xứng đáng với số tiền này. Tại Barca, Dembele liên tục gặp chấn thương và chưa có đóng góp gì đáng kể cho đội chủ sân Nou Camp.

6. Leroy Sane (Schalke 04 đến Man City). Được Man xanh chiêu mộ vào tháng 8-2016 khi mới 20 tuổi, Sane nhanh chóng hòa nhập cùng các đồng đội và là một trong những quân bài quan trọng trong đội hình của HLV Pep Guardiola. Tuy nhiên, càng trưởng thành thì Sane càng gặp vấn đề trong việc duy trì phong độ và cảm hứng ở thành Manchester. Và trong mùa hè 2020, Sane đã trở lại Đức khoác áo Bayern Munich để làm lại sự nghiệp.

6. Leroy Sane (Schalke 04 đến Man City). Được Man xanh chiêu mộ vào tháng 8-2016 khi mới 20 tuổi, Sane nhanh chóng hòa nhập cùng các đồng đội và là một trong những quân bài quan trọng trong đội hình của HLV Pep Guardiola. Tuy nhiên, càng trưởng thành thì Sane càng gặp vấn đề trong việc duy trì phong độ và cảm hứng ở thành Manchester. Và trong mùa hè 2020, Sane đã trở lại Đức khoác áo Bayern Munich để làm lại sự nghiệp.

7. Timo Werner (RB Leipzig đến Chelsea). Là một trong những “bom tấn” được Chelsea mang về ở mùa hè 2020, Werner có khởi đầu rất tốt khi liên tục ghi bàn. Tuy nhiên, càng về sau Werner càng tỏ ra đuối trước lối chơi giàu thể lực ở Ngoại hạng Anh. Cách vận hành chiến thuật của HLV Lampard cũng được cho là không phù hợp với Werner, nhưng Chelsea không còn cách nào khác là phải tiếp tục kiên nhẫn chờ.

7. Timo Werner (RB Leipzig đến Chelsea). Là một trong những “bom tấn” được Chelsea mang về ở mùa hè 2020, Werner có khởi đầu rất tốt khi liên tục ghi bàn. Tuy nhiên, càng về sau Werner càng tỏ ra đuối trước lối chơi giàu thể lực ở Ngoại hạng Anh. Cách vận hành chiến thuật của HLV Lampard cũng được cho là không phù hợp với Werner, nhưng Chelsea không còn cách nào khác là phải tiếp tục kiên nhẫn chờ.

8. Kai Havertz (Bayer Leverkusen đến Chelsea). Chưa phải “bom xịt” hoàn toàn, nhưng cách Havertz trình diễn không thể khiến các CĐV Chelsea lạc quan. Tiền vệ người Đức đang gặp vấn đề thực sự trong sơ đồ của Chelsea. Ở Leverkusen, anh thường xuyên chơi như một “số 10”, có thể thoải mái tấn công. Còn ở Chelsea, anh buộc phải làm thêm vai trò thu hồi bóng và hỗ trợ phòng ngự, tiêu tốn nhiều thể lực hơn. Dù Havertz bị chê, nhưng HLV Lampard vẫn đang bảo vệ học trò và tin rằng sớm muộn anh cũng tỏa sáng.

8. Kai Havertz (Bayer Leverkusen đến Chelsea). Chưa phải “bom xịt” hoàn toàn, nhưng cách Havertz trình diễn không thể khiến các CĐV Chelsea lạc quan. Tiền vệ người Đức đang gặp vấn đề thực sự trong sơ đồ của Chelsea. Ở Leverkusen, anh thường xuyên chơi như một “số 10”, có thể thoải mái tấn công. Còn ở Chelsea, anh buộc phải làm thêm vai trò thu hồi bóng và hỗ trợ phòng ngự, tiêu tốn nhiều thể lực hơn. Dù Havertz bị chê, nhưng HLV Lampard vẫn đang bảo vệ học trò và tin rằng sớm muộn anh cũng tỏa sáng.