Nhóm IS tại Afghanistan khó có cơ hội “ngóc đầu trở lại”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid ngày 10-11 cho biết, khoảng 600 phần tử ủng hộ IS đã bị bắt kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan giữa tháng 8-2021. Mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan “gần như đã được kiểm soát”.
Các tay súng Taliban tại một điểm kiểm tra an ninh ở Kabul, Afghanistan ngày 5-11-2021

Các tay súng Taliban tại một điểm kiểm tra an ninh ở Kabul, Afghanistan ngày 5-11-2021

IS bị Taliban truy quét 6 năm trước, những thành viên người

Pakistan bất mãn của Taliban đã tách ra và tự thành lập IS-K. Đây là một trong nhiều nhánh của IS ra đời sau khi nhóm phiến quân này trỗi dậy ở miền Bắc Iraq hồi năm 2014, tạo ra sức ảnh hưởng rộng lớn. Một làn sóng tấn công chết người do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng gây ra gần đây ở Afghanistan đang làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng tình báo trên toàn thế giới rằng, một cơn ác mộng quen thuộc đang tái xuất hiện.

Không còn nghi ngờ gì nữa, xu hướng này rất đáng báo động: Kể từ vụ đánh bom liều chết cướp đi sinh mạng của khoảng 100 người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ vào ngày 26-8, nhóm này đã thực hiện nhiều vụ tấn công dai dẳng gây thương vong hàng loạt trên khắp Afghanistan, bao gồm một vụ đánh bom liều chết tại đám tang mẹ của Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid, một vụ khác nhằm vào nhà thờ Hồi giáo Shi'a Hazara ở Kunduz và hay vụ tấn công kép nhằm vào nhà thờ Hồi giáo Shi'a Bibi Fatima ở Kandahar chỉ vài tuần trước. Ngay như hôm 2-11, các tay súng IS-K ngày 2-11 tấn công một bệnh viện quân đội ở Thủ đô Kabul, khiến 25 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có Mawlawi Hamdullah Mukhlis, chỉ huy quân đoàn Kabul, và một chỉ huy cấp cao khác của Taliban.

Tuy nhiên, phát biểu tại buổi họp báo hôm 10-11, Người phát ngôn Taliban cho hay, trong số khoảng 600 phần tử ủng hộ IS đã bị bắt trong 3 tháng qua, có cả các thủ lĩnh hàng đầu và cả phụ nữ. Theo ông Mujahid, những thành viên trên của Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), chi nhánh của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, bị bắt trên khắp cả nước sau khi tiến hành hoạt động chống phá chính quyền mới và giết hại dân thường. “Không có nhiều phần tử IS tại Afghanistan, bởi chúng không được người dân ủng hộ”, ông Zabihullah Mujahid nói thêm.

Khó có cơ hội hồi sinh

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI Christopher Wray nói với các nhà lập pháp hồi tháng trước: “Chúng tôi lo ngại rằng IS-K có thể lợi dụng môi trường an ninh bị suy yếu đáng kể”. Cũng trong phiên điều trần đó, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Christine Abizaid bày tỏ lo lắng rằng IS đang “gây dựng tai tiếng mà bọn chúng nhận được từ vụ tấn công sân bay Kabul”.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc IS có thể trở lại thời kỳ hùng mạnh trước đây là không thể. Giờ đây, nhóm phiến quân đã mất mọi thứ, bộ máy tuyên truyền đã bộc lộ lớp vỏ bọc của mình và phương pháp luận của nó khó có thể thuyết phục phần đông tín đồ đạo Hồi ở Afghanistan.

IS không còn vị thế giống như những ngày xảy ra các cuộc tấn công ở Paris năm 2015 hay khi mở rộng lãnh thổ trên khắp Iraq, Syria. Nhóm này cũng không còn có thể phô trương rằng, bọn họ là một lực lượng quân sự nghiêm túc thông qua tuyên truyền về các trại huấn luyện hay các cuộc diễu hành hoành tráng qua các vùng lãnh thổ đã được kiểm soát trên xe tải gắn vũ khí. Chắc chắn, IS đã hiện diện ở các khu vực như Tây Phi, nhưng không còn giữ được cơ sở đáng kể ở bất kỳ quốc gia đa số người Sunni nào. Đáng nói, việc Taliban tiếp quản Afghanistan là cơn ác mộng cuối cùng của IS, vì đó là dấu chấm hết cho giai đoạn sơ khai mà nhóm phiến quân vẫn tưởng có thể bám vào. Có lẽ, cộng đồng thánh chiến toàn cầu hiểu ra rằng không có con đường khả thi nào cho IS quay trở lại chiếm đóng các lãnh thổ được nữa.

S-K, nhóm Hồi giáo dòng Sunni cứng rắn, tháng trước cảnh báo những người Hồi giáo dòng Shiite đang gặp nguy hiểm và sẽ bị nhắm mục tiêu ở khắp nơi. Tuy nhiên, ông Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, tuyên bố IS-K hiện không phải mối đe dọa lớn và Taliban đã triệt phá 21 hang ổ của nhóm này ở một số tỉnh.