Ngôn ngữ của lòng tốt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Động cơ là gì? Có người sẽ bật ra câu hỏi đó khi chứng kiến việc làm tốt của người khác, đặc biệt là khi người đó có một lý lịch trong đầu tạo ra nhiều hiềm nghi.
Lòng tốt luôn lấp lánh những giá trị nhân văn cao đẹp dù xuất hiện ở bất cứ nơi đâu (Công an Hà Nội dầm mình trong nước giúp đỡ người dân khi bị ngập lụt) Ảnh: LAM THANH

Lòng tốt luôn lấp lánh những giá trị nhân văn cao đẹp dù xuất hiện ở bất cứ nơi đâu

(Công an Hà Nội dầm mình trong nước giúp đỡ người dân khi bị ngập lụt) Ảnh: LAM THANH

Lòng tốt thường có tính biểu hiện ra bên ngoài rất cao. Bỡi lẽ, nếu lòng tốt xuất phát từ cái tâm ẩn giấu, chỉ người đó tự đánh giá được chính mình. Khi lòng tốt được thể hiện bằng hành động thì lại chịu sự soi chiếu của nhiều góc nhìn.

Có rất nhiều việc làm mà với người này thì đáng được ca ngợi, với người khác lại trở thành tiêu cực. Nhà văn Mark Twain nói “Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. Nhưng đó chỉ là câu nói mang tính trừu tượng và phổ quát chung nhất, còn nếu để xét nét về ngôn ngữ để áp vào từng câu chuyện cụ thể khéo lại tạo nên không ít tranh cãi.

Thời đại 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội người ta còn có khái niệm lòng tốt trên mạng. Nhưng lòng tốt trên mạng thì thường lại xuất phát từ một câu chuyện, một hành động được ai đó trực tiếp chứng kiến hoặc gián tiếp nghe ai đó kể lại và đưa lên mạng xã hội. Câu chuyện đó ít nhiều sẽ bị sự chi phối bởi cảm quan và thông tin của người kể chuyện. Người tiếp nhận là cộng đồng mạng đông đảo, họ có người sẽ chỉ đánh giá dựa trên những thông số mà họ có được, người khác lại kỳ công hơn phải làm thêm mấy thao tác xác minh sau đó mới bày tỏ cảm xúc và chia sẻ quan điểm bản thân liên quan đến câu chuyện.

Lòng tốt cũng vậy, có khi nó trở thành sức mạnh của lòng nhân ái, cứu vớt được những mảnh đời bất hạnh, có khi nào lại là chất xúc tác tạo ra những kẻ ký sinh dựa trên lòng tốt của mọi người. Nhưng lòng tốt cũng như cơn mưa, khó có thể khước từ được nó. Và ở bất cứ nơi đâu, lòng tốt luôn lấp lánh những giá trị.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

Mới đây nhất, việc ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1 TP.HCM mua xe cứu thương để chở bệnh nhân nghèo miễn phí đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Hành động của ông lại trở thành tâm điểm của những luồng ý kiến trái ngược. Nhưng thấy rõ hơn cả, những người hoan hỷ ủng hộ vẫn vượt trội hơn so với những người cho rằng, ông Hải đang “làm màu” cho chính mình. Hệt như ông đã “làm màu” như thời ông vẫn mặc “áo nhà quan” đi dọn dẹp vỉa hè ở địa bàn mình phụ trách.

Phát biểu trên báo chí cũng như trả lời với người dân, ông Hải đã khẳng định việc làm của mình như sau: “Tôi làm việc này không phải để nổi tiếng. Điều đầu tiên là tôi muốn giúp người nghèo, thứ hai là tôi vui tôi mới làm được. Tôi sẽ làm đến khi chân tay bủn rủn, bệnh tật ập đến. Chứ tôi không phải để làm màu, để nổi tiếng”.

“Người nổi danh dọn dẹp vỉa hè” ở Sài Gòn đã trở thành “người tốt giúp đỡ người nghèo” ở nhiều địa phương. Ông Hải có động cơ nào không khi lại “rước khổ” vào thân, vừa tốn kém vừa vất vả hay không? Tôi tin chắc rằng ông có. Nhưng động cơ thật sự của ông là gì, nó cũng hệt như lòng tốt ẩn giấu, chỉ có ông mới biết chắc được.

Có điều, một động cơ mà tôi tin chắc rằng nhiều người có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được là việc làm của ông đã giúp đỡ những người đang rất cần được giúp đỡ.

Nghi ngờ là quyền của mỗi người, nhưng giá như ông Hải cố tình “làm màu” đi chăng nữa, nếu cả nước có nhiều người “làm màu” như ông Hải thì sẽ có rất nhiều người được giúp đỡ. Dĩ nhiên, nếu tất cả những người “làm màu” đều rủ nhau đi mua xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo thì câu chuyện lại trở nên khác đi. Khéo lại có phong trào từ thiện cứu thương chở người nghèo mất. Lúc đó nghe chừng cũng nhiễu loạn.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

Nhà báo Hồ Viết Thịnh

Ở bất cứ đất nước nào, thời đại nào, dù phát triển đến đâu luôn có chỗ cho lòng tốt phát huy. Có rất nhiều phận người cần được giúp đỡ. Nhưng lòng tốt cũng chấp nhận những hệ quả không mong muốn đem tới. Tôi có một người bạn, chị không những là thành viên tích cực của nhiều diễn đàn từ thiện, chị cũng là người chăm chỉ rút ví để cho tiền những đứa trẻ ăn xin hoặc người tàn tật ngồi vật vờ trên phố.

Có lần tôi nói với chị, hành động của chị cũng đã góp phần gia tăng số lượng những người ăn xin và vỗ béo cho những kẻ chăn dắt. Chị lý giải: Chị chẳng có thời gian hay điều kiện để đánh giá được điều đó. Nhưng khi chị cho họ tiền, ngoài việc giúp đỡ họ thì chị nghĩ nó giúp được cho mình, đó là tâm mình được thanh thản.

Tâm mình được thanh thản, đó cũng có thể là điều nhiều người khi dốc tiền của và công sức của mình để làm từ thiện. Tôi cứ nghĩ lòng tốt như một cơn mưa đổ xuống, ở chỗ này nước mưa có thể giúp cho những mảnh đất cằn khô hạn có nước, làm cho cây cối thêm xanh tươi… ở chỗ khác, nó có thể gây nên ngập úng, biến nhiều đường phố thành sông. Lòng tốt cũng vậy, có khi nó trở thành sức mạnh của lòng nhân ái, cứu vớt được những mảnh đời bất hạnh, có khi nào lại là chất xúc tác tạo ra những kẻ ký sinh dựa trên lòng tốt của mọi người. Nhưng lòng tốt cũng như cơn mưa, khó có thể khước từ được nó. Và ở bất cứ nơi đâu, lòng tốt luôn lấp lánh những giá trị.

Tin đọc nhiều