Ngôi nhà của hai người vợ liệt sỹ

ANTĐ - Đó là câu chuyện về 2 người vợ liệt sỹ ở xóm 9 xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Vốn dĩ họ là người cùng làng, cùng công tác ở xã, lại cùng có chồng đi bộ đội và hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khi tuổi còn rất trẻ nên bà Phạm Thị Dịu và bà Nguyễn Thị Điềm đã chung nhau dựng nhà, sống gắn bó với nhau đến nay đã hơn 40 năm.

Ngôi nhà của hai người vợ liệt sỹ  ảnh 1
Tổng Giám đốc Công ty DP Tâm Bình cảm động trước tình bạn
và sự hy sinh chia sẻ của hai người vợ liệt sỹ

Mỗi nhà một cảnh

Người dân nơi đây thường ví bà Dịu là người chồng xông xáo, quyết đoán, còn bà Điềm như người vợ được bà Dịu tận tình chăm sóc. Có người hỏi sao hai bà không đi bước nữa vì thời gian các ông hy sinh đã quá lâu rồi, nhưng vì người này sợ người kia ở lại sẽ cô đơn, buồn tủi nên cả hai không ai nỡ xa nhau. 

Ngôi nhà 5 gian khang trang với vườn cây, ao cá, sân gạch rộng rãi chính là công sức, đôi bàn tay tảo tần của hai bà làm ra. Có hai người phụ nữ thôi nhưng tất cả mọi vật dụng sinh hoạt, tiểu cảnh, sân vườn cho đến các trang thiết bị trong gia đình đều tươm tất, đầy đủ, toát lên sự chịu thương chịu khó, giỏi giang, tháo vát của cả hai bà. Từ thời bao cấp, bà Dịu là cán bộ xã năng nổ còn bà Điềm là mậu dịch viên đảm đang, khéo léo. Tuy cuộc sống vật chất không đến nỗi khó khăn nhưng sự thiếu thốn về mặt tình cảm, nỗi đau mất đi người chồng thân yêu khiến tâm tư 2 bà luôn trĩu nặng. Mãi đến năm 1985, nghĩ đến cảnh cô quạnh nên 2 bà quyết định xin một đứa con làm chỗ trông cậy tuổi già. Từ đó, tổ ấm bé nhỏ của 2 bà tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc khi họ được làm mẹ. 

Giờ tuy đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng hai bà vẫn luôn trêu đùa nhau rất vui vẻ. Có lẽ chính sự lạc quan, yêu đời ấy đã khiến cho hai bà vơi đi những mất mát hy sinh do cuộc chiến tranh chống Mỹ để lại và đón nhận cuộc sống tươi sáng hơn.

Nương tựa vào nhau khi đau ốm

Năm 1991, bà Điềm thấy đau khớp gối và mắt cá chân, sau đó triền miên ốm đau bệnh tật nên mất sức lao động và sinh hoạt cũng rất khó khăn. Gần chục năm nay, căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã khiến hai chân bà không còn cử động, đi lại được nữa. Mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của bà đều phải nhờ cả vào bà Dịu hỗ trợ. Ngoài ra, bà Điềm còn bị thêm bệnh cao huyết áp, tiểu đường nên những lúc đau ốm, nếu không có bà Dịu ở bên chăm sóc, động viên có lẽ bà Điềm cũng không thể vượt qua bệnh tật. Bởi cô con gái của 2 bà giờ đã lấy chồng xa cũng chỉ biết hàng ngày gọi điện hỏi thăm, động viên hai mẹ.

Hai năm trước, bà Dịu cũng bị đau khớp gối, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn. Nhiều lúc đau quá phải chống 2 tay xuống đất và cố hết sức đẩy người mới đứng lên được. Bà Dịu bị đau khớp, bà Điềm lại là người lo lắng nhất nên gọi điện cho con gái đang làm việc ở Hà Nội bảo phải tìm thuốc tốt chữa ngay kẻo 2 người cùng ngồi một chỗ thì không biết trông vào ai. Tháng 9-2012, bà Dịu được con gái mua cho Viên Khớp Tâm Bình để uống thử. Uống lọ đầu tiên, bà thấy hiện tượng đau giảm ngay, đứng lên ngồi xuống cũng đỡ đau nên quyết uống thêm cho ổn định. Uống hết 15 hộp thì bà Dịu gọi điện cho Công ty Tâm Bình nhờ bác sĩ tư vấn xem có phải uống tiếp không vì thấy khớp gối hết sưng và cũng không đau nữa, ổ dịch sau khớp gối thì thu nhỏ dần. 

Biết được hoàn cảnh của hai bà, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ 27-7, Đoàn Công ty Dược phẩm Tâm Bình, do TGĐ Lê Thị Bình cùng các cán bộ trong công ty đã đến thăm hỏi và tặng quà bao gồm tặng phẩm, tiền mặt và thuốc chữa bệnh. Chia sẻ suy nghĩ của mình, DS Lê Thị Bình cho biết: “Câu chuyên như cổ tích về tình bạn, sự hy sinh và nương tựa vào nhau để sống của bà Dịu bà Điềm làm tôi rất cảm phục và xúc động. Điều này chứng tỏ cuộc sống dù có gian khổ, thậm chí mất mát đau thương thì con người vẫn có thể vươn lên bằng chính nghị lực, tình thương, sự chia sẻ… Cùng là phụ nữ nên tôi càng thấu hiểu hoàn cảnh ấy, bằng những việc làm nhỏ bé nhưng thành tâm, tôi hy vọng sẽ động viên và giúp đỡ họ có cuộc sống tốt hơn, khỏe mạnh hơn”.