Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki

ANTD.VN - Có khả năng tên lửa HARM đã được Ukraine sử dụng để tạo lỗ hổng đối với phòng không Nga làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Saki, để mở đường cho cuộc tấn công chính.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Mặc dù cả Ukraine và Nga đều chưa khẳng định, nhưng theo giới chuyên gia quân sự quốc tế, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đã có cuộc tấn công nhằm vào căn cứ Saki của Nga trên bán đảo Crimea.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Vào ngày 9-8, tại căn cứ không quân Saki của Nga ở Crimea đã ghi nhận nhiều vụ nổ lớn. Thống kê sơ bộ cho biết có 9 hoặc 10 máy bay Nga đã bị phá hủy, và các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự tàn phá trên diện rộng.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Sân bay quân sự Saki là một trong hai căn cứ chính được Không quân Nga sử dụng để thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Ukraine từ khi bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" cho tới nay.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã gây ra thiệt hại tại căn cứ không quân Saki. Các giả định có rất nhiều - từ máy bay không người lái vũ trang (thiệt hại sẽ không quá lớn) đến tên lửa đạn đạo tầm ngắn Grom-2 của Ukraine.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Khả năng khác nhận được nhiều sự chú ý hơn là Ukraine đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS phóng từ tổ hợp HIMARS, bởi trước đó đã có một số nghi vấn cho rằng loại đạn này đã có mặt tại Ukraine.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nhưng chi tiết mới đã xuất hiện, tên lửa AGM-88 HARM chưa từng được báo cáo tham chiến trước khi phần còn lại của nó được tìm thấy. Sự xuất hiện của loại tên lửa chống radar này khá khó hiểu và đặt ra nhiều câu hỏi.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
HARM là một tên lửa chống radar có nhiệm vụ gây nhiễu hoặc "đục lỗ" trong hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng AGM-88 HARM chỉ được phóng từ máy bay và không được thiết kế để triển khai từ tiêm kích do Liên Xô hoặc Nga thiết kế.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Ông Mykola Belieskov - một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine đưa ra một tuyên bố táo bạo nhưng không phải là không thể - Không quân Ukraine đã sử dụng các tiêm kích MiG-29 hoặc Su-27 đã được sửa đổi.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Thời gian gần đây Không quân Ukraine đã nhận một số tiêm kích MiG-29 từ các quốc gia NATO thuộc Đông Âu, những máy bay trên được cho là đã trải qua quá trình chỉnh sửa để mang được một số vũ khí theo chuẩn NATO.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nhà phân tích cho biết, hoàn toàn có khả năng AGM-88 HARM "đục một lỗ" trên toàn bộ hệ thống radar phòng không của căn cứ Saki, mở ra một "cửa sổ" nhỏ, và cửa sổ đó đã được sử dụng để thực hiện một cuộc tấn công với hai tên lửa ATACMS.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
AGM-88 HARM là tên lửa chống bức xạ diệt radar (AARGM) cao tốc do Mỹ nghiên cứu phát triển, được sản xuất nhằm thay thế phiên bản AGM-45 Shrike đời cũ, cũng như AGM-122 đã tỏ ra lạc hậu.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Tầm bắn của tên lửa chống radar AGM-88 vào khoảng 90 - 150 km (nhưng đầu dò hoạt động hiệu quả ở cự ly ngắn hơn), vận tốc 2.280 km/h, có thể được phóng từ máy bay cánh cố định hoặc trực thăng.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Các phiên bản mới nhất của tên lửa AGM-88 được trang bị hệ thống đa cảm biến, gồm thiết bị đầu cuối sóng milimet, máy thu chống bức xạ (ARH) tiên tiến, tích hợp dẫn đường phức hợp GPS/INS, đối chiếu dữ liệu địa hình điện tử kỹ thuật số (DTED).
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Vũ khí này có thể tiêu diệt các tổ hợp phòng không truyền thống cũng như hiện đại của đối phương một cách nhanh chóng nhờ khả năng nhớ chính xác vị trí của đài radar kể cả khi đã tắt máy.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Phiên bản cao cấp AGM-88E HARM thậm chí còn có khả năng kết nối mạng, cung cấp bức tranh tổng quan chiến trường với thời gian thực gần nhất cho chỉ huy lực lượng liên hợp.
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki
Nghi vấn Ukraine dùng tên lửa HARM 'dọn đường' cho cuộc tấn công căn cứ Saki