Nghi ngờ quanh việc Trung Quốc tặng Sierra Leone 55 triệu USD

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Trung Quốc một lần nữa gây tranh cãi ở châu Phi vì đã làm một việc mà theo lý thuyết, nên giành được sự khen ngợi, đó là tặng tiền. Ngay cả khi họ tặng Sierra Leone 55 triệu USD, hành động này cũng bị nghi ngờ.

Tuần này, có thông tin cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tài trợ cho Sierra Leone 55 triệu USD để xây dựng một “cảng cá” trên một dải bờ biển còn hoang sơ nhằm hỗ trợ ngành đánh bắt cá địa phương.

Thỏa thuận chỉ được "đưa ra ánh sáng" sau khi người dân được các quan chức trong khu vực Vịnh Cá Voi, nơi dự kiến xây dựng bến cảng, thông báo rằng sẽ tạm dừng bất kỳ việc mua bán đất đai tại đây.

Bãi biển Tokeh, gần vùng khu đất dự án phát triển ở ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone

Bãi biển Tokeh, gần vùng khu đất dự án phát triển ở ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone

Trước hàng loạt tin đồn, Bắc Kinh và Freetown đã thừa nhận hai bên đã có một thỏa thuận, dù không thông báo chi tiết. Hôm 19-5, Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio cho biết, dự án này là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh và sẽ hỗ trợ ngành thủy sản địa phương. Ông nói thêm, tất cả thẩm định về môi trường sẽ được thực hiện.

Gần đây, người Trung Quốc đã bị cáo buộc là tài trợ cho nhà máy sản xuất bột cá dọc theo bờ biển Tây Phi. Những doanh nghiệp đang tàn phá môi trường địa phương, khai thác lượng lớn hải sản và thải ra chất độc hại.

Trong một tuyên bố với CNN, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “một bến tàu đánh cá hiện đại là mong ước được ấp ủ từ lâu” của người dân Sierra Leone từ những năm 1970. Bộ này không tiết lộ ngân hàng hoặc cơ quan nào của Trung Quốc có liên quan, mà chỉ đơn giản nói: “Quyền sở hữu đất và cảng thuộc về Sierra Leone”.

Việc mở rộng ngành đánh bắt cá có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và xuất khẩu của Sierra Leone, nếu được thực hiện một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, sự úp mở về tiền bạc chỉ gây ra sự nghi ngờ - ngay cả khi nó là yếu tố phổ biến trong nhiều thương vụ do Trung Quốc làm môi giới.

Cobus van Staden, nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc-Châu Phi tại Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi bày tỏ: “Hệ quả của điều khoản bí mật là bất kỳ thỏa thuận nào của Trung Quốc, dù ở mức nào, đều bị nghi ngờ, tạo nên khoảng trống lớn về niềm tin giữa các chính phủ quốc gia và cộng đồng địa phương. Không có gì ngạc nhiên khi câu chuyện về “bẫy nợ” tồn tại dai dẳng ở châu Phi”.