Nga “thản nhiên” nhận đòn trừng phạt của phương Tây

ANTĐ - Một cuộc thăm dò được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu ý kiến công luận Nga (VCIOM) vào tháng 8-2014 đã chỉ ra rằng, các vòng trừng phạt liên tiếp mà phương Tây áp đặt lên Nga không gây nhiều tác động tiêu cực tới đất nước và Moscow đã “thản nhiên” chấp nhận lệnh trừng phạt của các nước phương Tây.

Có 1.660 người đã tham gia vào cuộc thăm dò này. Kết quả cho thấy, hầu hết người Nga đều cho rằng, tình huống hiện tại rất rối rắm, cuộc chiến trừng phạt vẫn chưa chấm dứt, tuy nhiên họ thực sự hiểu biết và không chú trọng nhiều tới cuộc chiến trừng phạt.

Các nước EU liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga trong thời gian qua

Khảo sát cho biết, 92% những người được hỏi trả lời rằng, họ không nhận thấy điều gì khác biệt sau khi các biện pháp trừng phạt liên tục được áp đặt vào Nga, chỉ có 4% nhận thấy giá cả đang tăng lên.

Đối với đòn “trả đũa” của Nga là cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ Mỹ, EU và các nước khác, có đến 84% những người tham gia khảo sát ủng hộ trong khi đó, chỉ có 9% không chấp nhận lệnh cấm này. Công dân của Moscow và St Petersburg, chiếm 17% số người thường xuyên đưa ra phản ứng tiêu cực nhất đối với lệnh trừng phạt đáp trả của Nga.

Có một số nhận định cho rằng, các biện pháp đáp trả của Nga không gây ra phản ứng tiêu cực mà ngược lại, hầu hết người Nga đã tìm thấy những khía cạnh tích cực khá lớn trong đó. Chẳng hạn như, nhiều người được hỏi trả lời rằng, sản phẩm thực phẩm của Nga tốt hơn so với sản phẩm nước ngoài hoặc là có chất lượng tương đương, do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp trong nước và công nghiệp thực phẩm, có lợi cho người tiêu dùng.

Về lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga, 35% nói rằng, phương Tây đang tìm cách để làm cho nước Nga yếu hơn, chậm phát triển và làm suy yếu ảnh hưởng của họ trên trường quốc tế; 14% khẳng định, các quốc gia khác đang “ủng hộ Washington một cách nửa vời”; 13 % nói các nước phương Tây đang “tìm cách chứng minh ảnh hưởng của họ và cố gằng khiến Nga tuân thủ đúng luật”.

Như vậy gần như tất cả những người tham gia khảo sát đều cho rằng mục đích của phương Tây khi áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga là sai lầm và họ chỉ đang nghĩ tới lợi ích của riêng mình.

Tuy nhiên, trả lời khảo sát, Giám đốc viện các vấn đề toàn cầu hóa Mikhail Delyagin lại cho hay rằng: “Lệnh trừng phạt về thương mại của phương Tây là nhằm mục đích chống lại các doanh nghiệp lớn chứ không phải là dân thường. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người không cảm thấy tác động của các biện pháp chống Nga”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia thực hiện khảo sát nhấn mạnh, đối với tốc độ tăng giá thực phẩm, giá cả bị ảnh hưởng bởi các biện pháp “trả đũa” của Nga đối với phương Tây đã không được ước tính đúng.

Đầu tiên, các công ty độc quyền nên đã có các biện pháp kiểm soát khó khăn, nhưng sau đó “giả vờ” nâng giá ngay trên các sản phẩm không có mặt trong danh sách xử phạt.

Thứ 2, một chế độ thương mại đặc biệt nên được áp dụng tại một số khu vực như Kaliningrad, biển Baltic và bán đảo Crime.

Thứ 3, một số loại sản phẩm thực phẩm từ phương Tây đã được thanh toán hợp đồng trước khi “đòn trả đũa” của Nga tung ra, nhưng không được cung cấp cho đất nước, đã khiến các doanh nghiệp đã mất nhiều tiền. Và kết quả là họ quyết định tăng giá lên để bù đắp khoản tiền lỗ trước đó.

Ông Mikhail Delyagin ghi nhận rằng, nhìn chung Nga đã có thái độ “bình tĩnh” trước vòng trừng phạt liên hoàn của phương Tây mà chủ yếu là Mỹ và EU. Đồng thời khẳng định, Moscow không hề có lỗi trước khủng hoảng tại Ukraine, vì vậy không có lí do gì mà Nga phải nhận lệnh trừng phạt của họ cả.