Nga sản xuất hệ thống phòng không Sosna cho Ấn Độ vào năm 2015

ANTĐ - Nga sẽ đưa vào sản xuất hệ thống phòng không Sosna cho phía Ấn Độ vào năm 2015. Đây là hệ thống phòng không cơ động tầm gần rất hiện đại và hiệu quả trong tác chiến ở phạm vi 1-10km.

Hệ thống phòng không cơ động tầm gần Sosna sẽ được tiến hành phóng thử lần cuối vào tháng 10 năm nay và nó sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất cho phía Ấn Độ vào năm 2015. Đây là thông tin chia sẻ của Giám đốc khoa học công nghệ Cục thiết kế kỹ thuật chính xác cao Nudelman của Nga bên hành lang cuộc triển lãm thiết bị quân sự và hàng không Châu Phi được tổ chức từ ngày 17 - 21 tháng 9, tại Pretoria - Nam Phi.

Nga sản xuất hệ thống phòng không Sosna cho Ấn Độ vào năm 2015 ảnh 1
Hệ thống phòng không Sosna được lắp đặt trên xe thiết giáp 

Hệ thống phòng không Sosna sử dụng tên lửa hai tầng Sosna-R giống với hệ thống phòng không hải quân Palma của Cục thiết kế kỹ thuật chính xác cao Nudelmann. Hiện nay, hệ thống Palma cũng đã được trang bị cho quân đội Nga và quân đội Việt Nam. Tầm bắn của nó từ 1-10km, có hai đầu đạn tấn công và hai kiểu dẫn đường (vô tuyến điện và laser), tổng trọng lượng đầu đạn là 7kg.

Đầu đạn phân mảnh thứ nhất dùng để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần, đầu đạn phân mảnh thứ hai có nhiệm vụ phá hủy mục tiêu khi va chạm. Khi bay ở giai đoạn tăng tốc, nó được dẫn đường bằng vô tuyến điện. Sau giai đoạn này, nó được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường laser. Hệ thống dẫn đường bằng laser giúp nó có khả năng kháng nhiễu tốt, mức độ sống sót cao và hoạt động hiệu quả trong môi trường điện từ phức tạp.

Mỗi một xe mang tải được trang bị 12 ống phóng tên lửa, có thể hoàn tất việc lắp đặt trong vòng 12 phút. Thông thường, một xe chỉ huy có thể phối hợp với nhiều xe mang tải tên lửa cùng một lúc. Trên xe chỉ huy được trang bị hệ thống kiểm soát để chỉ định mục tiêu, có thể sử dụng hệ thống giám sát TV hoặc Camera cảm biến nhiệt để quét một khu vực theo chiều ngang 600 và góc phương vị là 200. Ngoài ra, hệ thống phòng không này còn có khả năng giám sát bằng hệ thống quang học bị động bao phủ cả một khu vực theo chiều ngang 3600 và góc phương vị từ -50 đến 600.

Cục Nudelmann từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về hệ thống này, chỉ cho biết, hệ thống phòng không Sosna có khả năng tìm kiếm mục tiêu với tốc độ nhanh, kịp thời để tiêu diệt. Nó có thể phá hủy mục tiêu ở phạm vi 10km và theo dõi bám nắm cùng lúc 50 mục tiêu thông qua hệ thống cảm biến quang học chủ động, cũng như có thể tiêu diệt một mục tiêu ngay trong quá trình đang bay.

Vừa qua, Cục thiết kế này đã trình làng hệ thống Sosna được lắp đặt trên xe bọc thép MT-LB, theo nhà thiết kế thì nó có thể lắp đặt bất kể trên xe mang tải nào có cùng kích cỡ giống với xe MT-LB.

Còn về phía Ấn Độ, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin củ thể nào cho biết nước này sẽ trang bị hệ thống phòng không Sosna này trên Type xe nào.