Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS

ANTD.VN - Ý tưởng về việc sử dụng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để phòng không, cụ thể là đánh chặn đạn tên lửa HIMARS liệu có khả thi?
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Pháo phòng thủ bờ biển Bereg (A-222) thuộc về Hải quân Liên bang Nga và có lẽ nó không được sử dụng trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng tiềm năng của cỗ máy này là rất đáng kể.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
A-222 có tầm bắn khá tốt (khoảng 23 km) kết hợp với tốc độ bắn cao lên tới 12 phát mỗi phút. Một ưu điểm khác của tổ hợp Bereg là khung gầm bánh lốp cho phép nhanh chóng thay đổi vị trí và ổn định hơn nhiều so với khung xe bánh xích.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nếu chúng ta nói về chiến thuật sử dụng tổ hợp A-222 Bereg, thì các khẩu đội từ 3 đến 6 khẩu pháo có thể nhanh chóng di chuyển vào vị trí, giáng đòn chí mạng vào đối phương và tiến sâu vào trận chiến.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Hải quân Nga có 36 hệ thống như vậy, nhưng việc sử dụng chúng để chống lại tàu đối phương là một vấn đề khác, xét cho cùng, khả năng của pháo và tên lửa chống hạm là không thể so sánh được.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Mặt khác, khi sử dụng A-222 Bereg vì lợi ích của lực lượng mặt đất, nó sẽ làm phức tạp công tác hậu cần - việc vận chuyển riêng đạn pháo cỡ nòng 130 mm không thể làm hài lòng những người phụ trách việc cung cấp.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Tuy nhiên, các tổ hợp A-222 Bereg có một lĩnh vực ứng dụng tiềm năng thú vị hơn nhiều so với hỗ trợ pháo binh cho lực lượng mặt đất, đó là sử dụng trong chức năng pháo phòng không, ví dụ như đánh chặn các tên lửa HIMARS của Ukraine bắn vào bán đảo Crimea.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Thực tế là đạn của tổ hợp A-222 Bereg bao gồm đạn phòng không A3-UZS-44 và A3-UZS-44R. Đạn A3-UZS-44 được trang bị ngòi nổ điều khiển từ xa DVM-60M1 và đạn A3-UZS-44R sử dụng ngòi radar AR-32.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Chúng có thể được sử dụng hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay hay tên lửa hành trình, tương tự như cách Nga đang sử dụng đạn 57 mm lắp ngòi điện tử trên tổ hợp pháo phòng không tự hành 2S38 nổi tiếng.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Cần nhấn mạnh rằng loại đạn A3-UZS-44R với ngòi nổ radar AR-32, có thể bắn rơi tên lửa chống hạm khi được kích nổ trong bán kính sai lệch tới 8 mét, thông số này khi chống lại máy bay chiến đấu là 15 mét.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nhưng điều cần nói là bệ pháo hạm AK-130 - cơ sở tạo ra tổ hợp A-222 ngay từ ban đầu được thiết kế với khả năng tấn công các mục tiêu trên không, nhưng chúng cần được dẫn đường bởi các trạm radar công suất lớn trên tàu.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Tuy vậy A-222 Bereg có tốc độ bắn và đạn thấp hơn đáng kể so với AK-130, ngoài ra hệ thống điều khiển hỏa lực BR-136 với kênh quang-điện tử và radar của nó bị nhận xét thiếu độ nhạy, không thể phát hiện các mục tiêu trên không, đặc biệt là đối tượng nhỏ và tốc độ cao.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Do đó, để đảm bảo hoạt động của tổ hợp A-222 Bereg chống lại các mục tiêu trên không, nó sẽ yêu cầu được tích hợp sâu với bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không (SAM) hiện đại nào, SAM sẽ chỉ định mục tiêu để khai hỏa.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nhưng khi xem xét sự hiện diện của đạn phòng không vốn được chế tạo với số lượng rất hạn chế cho tổ hợp A-222 Bereg và khả năng ghép nối rất phức tạp, ý tưởng dùng vũ khí này để đánh chặn tên lửa HIMARS xem chừng thiếu tính khả thi.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Chính vì vậy, ý tưởng sử dụng tổ hợp A-222 Bereg trong chiến dịch quân sự đặc biệt có lẽ vẫn chỉ là tăng cường phòng thủ bờ biển trước một cuộc tấn công của phương tiện tự hành không người lái mà thôi.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Cỗ máy này có thể giáng một trận mưa thép gồm 72 quả đạn mỗi phút, hoặc 240 quả đạn vào đối phương đang tiến lên trong vòng chưa đầy 4 phút từ cự ly xa, sẽ hiệu quả hơn trong việc đánh chặn các tàu bán ngầm không người lái so với tiêu diệt tên lửa HIMARS.
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS
Nga muốn dùng pháo phòng thủ bờ biển Bereg để... đánh chặn đạn tên lửa HIMARS