Nga lo lắng vì một "tình anh em" giữa Ba Lan và Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Việc Ba Lan đưa quân vào Ukraine được giới chuyên gia nhận định là một âm mưu “thôn tính quân sự”, Kiev có thể mất tất cả miền Tây vào tay Warsaw.

Những tuyên bố lạ từ Kiev và Warsaw

Mới đây, nhà nghiên cứu xung đột quốc tế và sắc tộc Uriel Araujo đã có bài phân tích trên trang web của hãng tin Southfront, bình luận về bản chất sâu xa ẩn chứa trong những tuyên bố “lạ” của giới lãnh đạo Ba Lan và Ukraine về “tình thân giữa hai quốc gia anh em” này.

Theo bài viết, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, chính quyền Warsaw đã rất nỗ lực hỗ trợ Kiev. Xung đột Nga-Ukraine đã đưa Ba Lan - thành viên quốc gia lớn nhất của NATO ở Đông Âu - trở thành một quốc gia có vị thế chiến lược trong khu vực.

Warsaw đã hỗ trợ rất nhiều cho Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine
Warsaw đã hỗ trợ rất nhiều cho Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây thông báo ông sẽ đệ trình một dự thảo luật lên quốc hội trao quy chế đặc biệt cho người Ba Lan ở Ukraine. Thông báo của Zelensky được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tới Quốc hội Ukraine vào ngày 22/5.

Dự luật này của chính quyền Kiev được cho là “phản ánh và đáp lại” một dự luật tương tự được Ba Lan xác nhận gần đây. Dự luật chưa từng có dành cho người Ukraine các quyền gần như giống như công dân Ba Lan, trên rất nhiều lĩnh vực như: Phúc lợi xã hội, giáo dục, cư trú...

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng công bố kế hoạch về các thỏa thuận song phương liên quan đến việc kiểm soát biên giới và hải quan chung. Đây chính là điểm mà giới quan sát đang tập trung chú ý.

Điều thú vị là tình thân giữa hai nước mà ông Zelensky đã đề cập: “Hai quốc gia chúng ta cũng là anh em và không nên có biên giới hay rào cản nào giữa chúng ta”. Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: “Sự thống nhất của các quốc gia của chúng ta phải tồn tại mãi mãi”.

Với lịch sử phức tạp của Warsaw-Kiev, những tuyên bố ấn tượng này chắc chắn đã khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Đến lượt mình, nhà lãnh đạo Ba Lan Andrzej Duda đã nói trong bài phát biểu rằng: “Biên giới Ba Lan-Ukraine nên đoàn kết, không chia rẽ”. Trước đó, vào ngày 3/5, ông Duda đã tuyên bố rằng, hy vọng một ngày nào đó “sẽ không còn biên giới” giữa hai nước.

Nga lo lắng về việc thống nhất Ba Lan-Ukraine

Chuyên gia Uriel Araujo nhận định, xem xét kỹ những tuyên bố này và các báo cáo tình báo trước đó của Nga, không có gì lạ khi đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga là bà Maria Zakharova đã mô tả kế hoạch của Zelensky là “hợp pháp hóa việc Ba Lan tiếp quản Ukraine”.

Do đó, ông Uriel Araujo bình luận rằng, không có gì là xa vời khi diễn giải các sáng kiến ​​được thảo luận và những lời hùng biện mà hai nhà lãnh đạo Kiev-Warsaw sử dụng như một bước đầu tiên hướng tới một liên minh Ukraine-Ba Lan trong tương lai.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo sau các cuộc hội đàm tại Phủ Tổng thống ở Warsaw vào ngày 31/8/2019
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo sau các cuộc hội đàm tại Phủ Tổng thống ở Warsaw vào ngày 31/8/2019

Một kịch bản “hợp nhất” như vậy, theo một cách rất sáng tạo là quá trình “hack” các quy định của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), rút ngắn quá trình lâu dài đưa để đưa Kiev vào hai khối này, một mục tiêu mà phương Tây rõ ràng theo đuổi bằng bất cứ giá nào.

Điều thú vị là sự phát triển có thể xảy ra trong tương lai này có thể có thể mở đường cho một “Sứ mệnh hòa bình” của Ba Lan ở Ukraine trong tương lai, thậm chí là có thể hoàn thành điều tương tự như một cuộc “thôn tính quân sự” của Ba Lan đối với Ukraine.

Vào ngày 28/4, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga tuyên bố, Ba Lan đang bí mật lên kế hoạch sử dụng quân đội của mình để tiếp quản một phần miền Tây Ukraine, với sự hỗ trợ của Mỹ.

Lời biện minh cho điều đó sẽ là “bảo vệ quốc gia láng giềng” khỏi “sự xâm lược của Nga”. Theo giới tình báo Nga, vào cuối tháng 4/2022, cái gọi là sứ mệnh hòa bình này đang được Ba Lan thảo luận với các quan chức của chính quyền của ông Biden và vẫn đang trong các thỏa thuận sơ bộ.

Hơn nữa, các quan chức Ba Lan được cho là đang đàm phán với các thành viên của giới tinh hoa Kiev để thay đổi các chính sách, làm cho họ trở nên “dân chủ” hơn và thân Warsaw hơn, để đối trọng với các yếu tố dân tộc chủ nghĩa trong lòng xã hội Ukraine.

Những dữ liệu này đã được báo chí Nga đưa tin và những bản tin như vậy thường được các phương tiện truyền thông phương Tây dán nhãn là “tuyên truyền” và “thông tin sai lệch” của Nga. Tình báo Nga cũng lo lắng rằng, một sự phát triển như vậy, nếu nó thành hiện thực, sẽ thực sự mở đường cho một kiểu “thống nhất” trong tương lai.

Những khó khăn trong tương lai

Trong lịch sử, miền Tây Ukraine từng bị Ba Lan cai trị một số lần, kể cả sau hiệp ước hòa bình Riga năm 1921, do đó, cảm xúc chống Ba Lan là một phần của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine ngày nay.

Bất kể việc Warsaw đã hỗ trợ Kiev trong các vấn đề chiến lược quan trọng kể từ cuộc cách mạng Maidan tháng 2/2014, chính cách cả hai nước nhìn nhận về bản chất mối quan hệ và sự “chính trị hóa lịch sử thế kỷ 20” đã cản trở quan hệ song phương Ukraine-Ba Lan.

Ở khía cạnh này, có một số diễn biến lịch sử cũ hơn có liên quan, ví dụ như một phần lớn của Ukraine ngày nay từng bị thống trị bởi Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17.

Sau năm 1349, vùng đất Ruthenia, phần lớn tương ứng với miền Tây Ukraine ngày nay, phải chịu sự thống trị của nhiều quốc gia nước ngoài. Đến năm 1569, phần lớn nó trở thành lãnh thổ của Ba Lan.

Những áp lực đối với Chính quyền hóa, bao gồm việc chuyển đổi sang Công giáo La Mã, việc Ba Lan đang tiếp tục quản lý giai cấp nông dân, và cuộc đàn áp của Nhà thờ Chính thống khiến nông dân và người Cossacks xa lánh.

Năm 1648, thủ lĩnh người Cossack là Bohdan Khmelnytsky đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại Vua Ba Lan, thành lập chính quyền của người Cossack (Cossack Hetmanate) và được ca ngợi là “Người giải phóng nhân dân”. Năm 1654, với thỏa thuận Pereyaslav, vùng đất Cossack cam kết trung thành với Sa hoàng Nga.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội nổi dậy Ukraine (UPA) đã hợp tác với Waffen-SS của Đức Quốc xã và gây ra một số tội ác chiến tranh chống lại người Ba Lan. Ukraine thời hậu Maidan ngày nay cũng tôn vinh lãnh đạo UPA Stepan Bandera và điều này không được chào đón ở Ba Lan.

Các phe phái theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Ukraine cũng có tư tưởng bài Ba Lan kịch liệt, nên việc thống nhất Ba Lan-Ukraine sẽ trở thành mục tiêu chống phá, thậm chí là lật đổ chính quyền của họ.

Dmytro Yarosh, cố vấn của Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhny, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 27/5/2019 rằng, Zelensky sẽ “mất mạng” và “bị treo trên cây ở Khreshchatyk” (một đường phố chính ở thủ đô Kiev) nếu anh ta “phản bội những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” bằng cách đàm phán chấm dứt cuộc nội chiến ở Donbass.

Yarosh là đồng sáng lập của đảng cực đoan “Khu vực Cánh hữu” (Pravyi Sektor, Right Sector) và là cựu chỉ huy của Quân đoàn tình nguyện Ukraine cực hữu, có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đối với các phe nhóm cực hữu và nắm thực quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang cực hữu ở Ukraine.

Do đó, xem xét vấn đề dai dẳng của Kiev với chủ nghĩa bạo lực cực đoan và chủ nghĩa tân phát xít của các tiểu đoàn tiễu phạt, chưa kể mối quan hệ Ba Lan-Ukraine phức tạp trong lịch sử, có thể kết luận rằng, kế hoạch của ông Zelensky và ông Duda sẽ gặp nhiều thách thức và có thể làm leo thang căng thẳng nội bộ đáng kể.