Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn

ANTD.VN - Mốc thời gian hoàn thành công việc chế tạo động cơ PD-35 đã bị hoãn lại đến năm 2030, đây là tin xấu đối với ngành hàng không Nga.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Động cơ PD-35 với lực đẩy cực cao đầy hứa hẹn được thiết kế cho máy bay thân rộng Il-96-400 và An-124 sẽ được phát triển với lịch trình thay đổi trong hai năm nữa. Thông tin trên được công bố bởi Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec - ông Sergey Chemezov.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
"Liên quan đến các biện pháp trừng phạt, chúng tôi đã sửa đổi một số chương trình đầu tư. Ví dụ, một phần ngân sách cho chương trình động cơ PD-35 đã được phân bổ lại cho các nhiệm vụ ưu tiên cao khác, bao gồm việc tạo ra động cơ PD-14 và PD-8".
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
"Nhưng chúng tôi không từ bỏ sự phát triển này, các mục tiêu chính của chương trình sẽ đạt được trong tương lai. Nga cần loại động cơ nói trên để chế tạo máy bay vận tải siêu trọng và máy bay dân dụng thân rộng, cũng như cho ngành dầu khí", ông Chemezov nói.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Hiện tại, mức độ sẵn sàng của động cơ PD-35 được ước tính chỉ khoảng 40%, con số trên bị xem là dưới kỳ vọng. Lý do là bởi các cơ sở sản xuất đang tập trung vào việc chế tạo động cơ PD-8 và PD-14 cho các máy bay hoạt động tuyến đường ngắn và trung bình.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Sau sự ra đi của những "gã khổng lồ hàng không" phương Tây bao gồm Boeing và Airbus, Nga cần phải tăng tốc độ chế tạo các sản phẩm thay thế như Sukhoi Superjet 100 và MS-21 hoàn toàn nội địa.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Việc hoàn thành công việc thiết kế trên động cơ PD-8 và PD-14, sau đó đưa chúng vào sản xuất hàng loạt sẽ cho phép ngành hàng không dân dụng Nga giành được độc lập khỏi "những ý tưởng bất chợt của phương Tây".
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nhu cầu vận chuyển đường dài tại Nga ít hơn nhiều cho nên nhu cầu đồi với máy bay thân rộng Il-96-400 hiện chưa quá cấp thiết, dẫn tới việc Moskva thay đổi ưu tiên cũng là tương đối dễ hiểu.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Động cơ PS-90A có thể tích hợp cho chiếc Il-96-400 được xem là đã sẵn sàng, và việc lắp ráp hàng loạt những phương tiện nói trên nhận kỳ vọng sẽ bắt đầu vào năm 2024.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Theo thông báo, Nga hiện không có nhu cầu quá cấp thiết đối với động cơ PD-35, cũng như không có nguồn nhân lực và tài chính để nhanh chóng hoàn thành công việc tạo ra nó.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Tuy nhiên người đứng đầu Rostec không từ bỏ dự án đầy hứa hẹn. Việc tạo ra PD-35 sẽ hoàn thành vào năm 2030, khi đó có thể lập luận rằng hàng không dân dụng Nga đã vượt qua sự phụ thuộc vào châu Âu và Mỹ.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Chương trình nghiên cứu chế tạo PD-35 được Nga khởi động vào năm 2016, mục tiêu chính là tạo ra động cơ cho một số loại máy bay vận tải hạng nặng như Il-96, Il-76 và thậm chí cả An-124 nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ukraine.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Các chuyên gia tin rằng với cánh quạt đường kính 3 m, PD-35 sẽ vượt xa D-18T của Liên Xô - động cơ phản lực cánh quạt của những năm 1980 được sử dụng trên vận tải cơ An-124 Ruslan. Ngoài ra PD-35 không chỉ mạnh hơn 1,5 lần mà còn tiết kiệm nhiêu liệu đáng kể và dễ bảo trì hơn hẳn.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Trong tương lai, động cơ PD-35 dự kiến còn được tích hợp trên vận tải cơ hạng nặng Slon của Nga - sản phẩm thay thế An-124 Ruslan, thậm chí trên cả chiếc PAK DP đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Tuy vậy với sự chậm trễ này, chắc chắn Nga chưa thể có máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới, ít nhất là đến đầu thập niên 2030, đây là vấn đề lớn khi phi đội An-124 Ruslan đối diện nguy cơ ngừng hoạt động vì thiếu phụ tùng thay thế.
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn
Nga đứng trước nguy cơ không còn máy bay vận tải siêu nặng khi động cơ PD-35 lại trễ hẹn