Nga đẩy mạnh đào tạo về lĩnh vực công nghệ hạt nhân

ANTĐ - Triển lãm và trình bày về giáo dục của Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân với sự tham gia của đại diện các viện nghiên cứu giáo dục của Rosatom đã diễn ra vào ngày 1-10 tại thành phố Dhaka (Bangladesh). 

Cuộc họp diễn trong khuôn khổ của buổi lễ khai trương Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử ở Dhaka. Các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của đất nước, như Trường Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia MEPhI, Đại học Kỹ thuật Nhà nước Nizhny Novgorod na R.E. Alekseev, Đại học Bách khoa Nhà nước St Petersburg và Đại học Liên bang Viễn Đông sẽ tham gia vào các sự kiện đại diện cho Nga. Về phía Bangladesh, tham dự là các giám sát viên của các trường đại học hàng đầu, các Bộ có liên quan và các tổ chức giáo dục.

Giới thiệu về đào tạo khoa học công nghệ hạt nhân

Một trong các hoạt động chính của Tổng công ty Nhà nước Rosatom với các nước đối tác là nội địa hóa sản xuất và phát triển công nghệ hạt nhân. Và một hoạt động quan trọng nữa là hợp tác trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo chung và đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực hạt nhân tương lai đang được triển khai tích cực. Rosatom dành sự chú ý đặc biệt đến việc hỗ trợ các chương trình phát triển nhân viên tại các nước đối tác, hợp tác giữa các tổ chức khoa học và giáo dục đang được thiết lập.

Bằng cách này, biên bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết trong năm nay giữa Công ty Cổ phần Rosatom Overseas và Đại học Tây Bắc của Nam Phi, viện nghiên cứu giáo dục duy nhất tại Nam Phi, trong đó cung cấp chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực hạt nhân công nghệ. Chương trình đào tạo cán bộ được thực hiện thành công cho các dự án Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Để được cư trú thoải mái, các sinh viên nước ngoài được xây dựng một khu vực riêng tại cơ sở của INE NNRU MEPhI (Obinsk), nơi đồng tài trợ của Tổng công ty Nhà nước Nga. Từ năm 2010, các sinh viên đến từ Việt Nam được nghiên cứu tại INE và họ sẽ được đào tạo trong khuôn khổ của dự án xây dựng nhà máy điện hạt đầu tiên trong nước, đó là nhà máy Ninh Thuận 1. Trong năm 2013, có hơn 400 sinh viên đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Jordan, Mông Cổ và các nước khác học tập, nghiên cứu tại INE.

Khai trương Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử ở Dhaka

Trong năm 2012, bản ghi nhớ về đào tạo cán bộ năng lượng hạt nhân ở Bangladesh đã được ký kết giữa Tổng công ty Nhà nước Nga Rosatom và Bộ Khoa học và Công nghệ Bangladesh. Đặc biệt, tài liệu cũng đề xuất chương trình đào tạo nhóm sinh viên thí điểm của Bangladesh theo chuyên ngành giáo dục đại học của RF từ năm 2012-2014. Trong tháng 10 năm nay nhóm 5 học viên cao học đầu tiên của Bangladesh sẽ đến học tại Đại học Bách khoa Tomsk.

Ngoài ra, một chương trình chung trong hợp tác kỹ thuật giữa Tổng công ty Nhà nước Rosatom và Cơ quan Nguyên tử Năng lượng Quốc tế (IAEA) nhằm đào tạo các chuyên gia từ Bangladesh về thiết kế kỹ thuật, xây dựng và khai thác các nhà máy điện hạt nhân cũng đang trong quá trình thực hiện. Trong khuôn khổ chương trình, chuyến thăm của các đại diện Ủy ban Năng lượng nguyên tử Bangladesh đến nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh đã diễn ra vào tháng 4-2013.

Phần trình bày về giáo dục hạt nhân Nga bước tiếp con đường hướng tới việc đưa giáo dục của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia đối tác trở nên gần gũi hơn.