Mỹ gặp khó với hệ thống phòng không cố định GMD

ANTĐ - Theo Văn phòng trách nhiệm giải thích chính phủ Mỹ (GAO), hệ thống tên lửa phòng ngừa các cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ đang mắc hàng loạt lỗi kĩ thuật, bao gồm bộ phận điều hướng tên lửa và các chi tiết sử dụng mối hàn. 

Hệ thống phòng thủ tên lửa cố định kì giữa (GMD) của Mỹ bao gồm các radar phát hiện đầu đạn tấn công và các hệ thống tên lửa dánh chặn cố định, đều được phóng đi từ các ống silo năm ở khu vực Fort Greely, Alaska và căn cứ không quân Vandernberg ở California.

Hệ thống phòng không cố định GMD của Mỹ đang mắc nhiều lỗi kĩ thuật

Theo báo cáo cáo từ Cơ quan quản lí các dự án phòng thủ đăng tải vào đầu tháng 5, việc mắc nhiều lỗi kĩ thuật và chậm trễ trong quá trình phát triển có thể khiến chương trình này không thể đạt được mục đích đề ra ban đầu là triển khai được 44 hệ thống đánh chặn vào năm 2017.

Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra rằng 33 tên lửa trong hệ thống đánh chặn đều mắc lỗi ở bộ phận điều hướng bay và nếu không có gì thay đổi, 8 tên lửa phòng thủ khác được triển khai thêm trong năm nay vẫn sẽ mắc phải lỗi tương tự.

Ngoài vấn đề trên, ít 10 tên lửa đánh chặn đã bị hàn bị lỗi, do một nhà thầu đã sử dụng các ứng dụng hàn không đúng quy chuẩn trong dây chuyền lắp ráp, điều khiến các mối hàn dễ ăn mòn hơn sau này.

Việc hàn lỗi này có thể đã gây ra ảnh hưởng thực tế do bất chấp việc xảy ra lỗi, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ vẫn chấp nhận các bộ phận liên quan của tên lửa vì không muốn làm trễ thời gian triển khai đề ra từ đầu.

Chương trình GMD được ra lệnh thực hiện từ thời Tổng thống George Bush năm 2002, nhằm chống lại các cuộc tấn công hạt nhân từ những nước có số lượng đầu đạn hạt nhân giới hạn như Triều Tiên, Iran, hay tấn công khủng bố.

Tiêu tốn đến 40 tỉ USD cho tới thời điểm hiện tại, chương trình này đã được đẩy nhanh các quá trình thử nghiệm và tiến nhanh đến vận hành. Không những vậy, trong một nửa số lượng các bài thử nghiệm, GMD đều không thể tiêu diệt được mục tiêu nó hướng đến.