Muốn rút được tiền tiết kiệm cần phải khai nhận di sản thừa kế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Bạn đọc hỏi: Bố tôi qua đời không để lại di chúc (mẹ tôi cũng đã mất trước đó). Tài sản bố tôi để lại, ngoài ngôi nhà còn có sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Xin hỏi, sổ tiết kiệm có phải là tài sản thừa kế hay không, số tiền đó được giải quyết như thế nào với 3 anh em tôi? Lưu Văn Hướng (Phú Thọ)
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành niêm yết văn bản liên quan trong 15 ngày để làm thủ tục khai nhận thừa kế (Ảnh minh họa)

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành niêm yết văn bản liên quan trong 15 ngày để làm thủ tục khai nhận thừa kế (Ảnh minh họa)

Luật sư Đặng Văn Sơn trả lời:

Theo Điều 612 - Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, theo quy định này thì tất cả tài sản của bố bạn, trong đó bao gồm cả sổ tiết kiệm đứng tên bố bạn cũng là di sản.

Do bố bạn chết không để lại di chúc nên di sản của bố bạn được chia thừa kế theo pháp luật. Vấn đề này được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 650 - Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là về số tiền hơn 1,5 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm thì cả 3 anh em bạn đều có quyền hưởng thừa kế ngang nhau. Để có thể được hưởng thừa kế đối với số tiền trên, đầu tiên 3 anh em bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công chứng.

Theo đó, Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản khai nhận di sản (Điều 58): “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 57 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản”.

Sau khi tiếp nhận yêu cầu lập văn bản khai nhận di sản từ phía 3 anh em bạn, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thủ tục niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi bố bạn thường trú trước khi chết. Việc này được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15-3-2015. Điều 18.

Luật sư Đặng Văn Sơn (VPLS Đặng Sơn và Cộng sự Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội)

Luật sư Đặng Văn Sơn (VPLS Đặng Sơn và Cộng sự Số nhà 31, ngõ 192, đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội)

Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản qy định: “Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó”.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày niêm yết, nếu UBND nơi đặt niêm yết không ghi nhận về việc khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến nội dung văn bản niêm yết thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi có văn bản này, 3 anh em bạn sẽ được Ngân hàng nơi bố bạn gửi tiết kiệm trả lại hơn 1,5 tỷ đồng cùng lãi suất