Mê mẩn ngắm sen “nở” trên cổ vật

ANTĐ - 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ thứ 7 cho tới thời Nguyễn đang được trưng bày trong chuyên đề “Sen trên cổ vật” tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội). Hình ảnh sen cách điệu, hóa thân trong các vật dụng trang trí kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ ngự dụng trong cung đình khiến người xem phải trầm trồ vì vẻ đẹp tuyệt mỹ.

Triển lãm chuyên đề “Sen trên cổ vật” được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam là dịp để công chúng trong và ngoài nước tìm hiều, khám phá vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong tâm thức người Việt. Từ lâu, hoa sen đã đi vào cuộc sống và nghệ thuật của người Việt như một biểu tượng của sự tinh khiết, cao quý, thanh cao.

Tại trưng bày chuyên đề lần này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu các nhóm hiện vật tiêu biểu như: Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn, Sen trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng, Sen trên vật liệu kiến trúc, Sen trong đời sống xã hội và Tranh thêu về đề tài hoa sen. Triển lãm được mở cửa từ ngày 14-5-2015.

Những hình ảnh cổ vật được trưng bày trong chuyên đề lần này:

 

 Ấm vẽ voi trên khóm sen, thời Lê sơ thế kỷ 15


Mê mẩn ngắm sen “nở” trên cổ vật ảnh 2Lư hương trang trí hình rồng chầu sen, thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18


Đĩa vẽ hoa sen thời Lê sơ thế kỷ 15

Mũ trang trí cánh sen, Văn hóa Chămpa thế kỷ 17-18

Gạch trang trí chạm hoa sen thời Lê sơ thế kỷ 15

Tượng Bồ tát ngồi trên tòa sen, cuối thế kỷ 19 đầu 20

Đôi chân nến hình khóm sen bằng vàng triều Nguyễn 

Thân hộp hình đài sen, thế kỷ 19-20

Khay có gờ miệng tạo thành hình cánh sen, thế kỷ 19-20

Miệng giếng chạm nổi bằng cánh sen thời Trần thế kỷ 13-14