Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô

ANTD.VN - Máy bay đánh chặn siêu cao M-17 Stratosphere được chế tạo dưới thời Liên Xô đã kỷ niệm lần đầu tiên tung cánh cách đây đúng 40 năm.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn siêu cao M-17 Stratosphere được Liên Xô thiết kế, chế tạo với mục đích săn tìm khinh khí cầu trinh sát của Mỹ, tuy nhiên phương tiện này đã không được sử dụng đúng với mục đích ban đầu.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Bốn mươi năm trước, vào ngày 26/5/1982, chuyến bay đầu tiên của máy bay phản lực cận âm độ cao lớn M-17 Stratosphere đã diễn ra. Chiếc phi cơ độc đáo này được thiết kế để đánh chặn khinh khí cầu do thám của đối phương hoạt động ở độ cao 21.000 mét.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu bùng nổ vào năm 1946, khinh khí cầu trinh sát không người lái của Mỹ đã trở thành một vấn đề lớn đối với hệ thống phòng không của Liên Xô.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Thực tế là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ piston cố điển không thể bay lên tầng bình lưu, nơi khinh khí cầu hoạt động, trong khi tiêm kích phản lực sẽ đơn giản là "lao" qua khí cầu ở tốc độ lớn.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Bên cạnh đó, tên lửa phòng không đắt tiền và phức tạp được Liên Xô xác định để dành cho việc tiêu diệt các mục tiêu nguy hiểm hơn, ví dụ như máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của đối phương.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Vào tháng 2/1956, trong khuôn khổ Chiến dịch Genetrix, CIA đã phóng hơn 500 khí cầu trinh sát không người lái (thực chất là những quả bóng bay gắn khí tài), bao phủ gần 3 triệu km2 của Liên Xô. Phía Mỹ dành sự quan tâm đến các đầu mối giao thông, căn cứ quân sự và bãi thử.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Một máy đo độ cao tự động được lắp đặt trên mỗi khí cầu, không cho phép chúng hạ xuống dưới độ cao 20 - 25 km. Việc chụp ảnh cũng được điều khiển tự động. Với lớp vỏ bằng chất dẻo tổng hợp mỏng, chúng thực tế không thể nhìn thấy trên radar.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Năm 1970, các kỹ sư của Phòng thiết kế của Vladimir Myasishchev đã đưa ra giải pháp cho vấn đề, đó chính là chiếc M-17. Đồng thời, việc chế tạo các loại vũ khí đặc biệt và một trạm tìm kiếm - ngắm bắn cho máy bay cũng bắt đầu.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn chống gián điệp M-17 Stratosphere cất cánh ngày 26/5/1982. Chiếc phi cơ độc nhất vô nhị này có sải cánh lên tới 40 mét, trong khi thân máy bay dài 22 mét.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Để có thể phá hủy đáng tin cậy bóng bay do thám, đạn phân mảnh 23 mm với ngòi nổ đặc biệt nhạy đã được tạo ra. Chúng có khả năng cắt vỏ của những quả bóng bay do thám như những lưỡi dao.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Chuyến bay đầu tiên của chiếc phi cơ M-17 do phi công thử nghiệm danh dự của Liên Xô Eduard Cheltsov lái. Tổng cộng chỉ có 3 chiếc Stratosphere đã được sản xuất.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Tuy nhiên, không thể thử nghiệm phương tiện đánh chặn khinh khí cầu duy nhất trên thế giới trong chiến đấu, khi Mỹ sớm loại bỏ hình thức trinh sát trên. Mặc dù vậy, M-17 đã lập được hơn 20 kỷ lục thế giới về độ cao, thời gian leo cao và tốc độ bay dọc theo một đường bay kín.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Mẫu máy bay đánh chặn khí cầu M-17 bị chấm dứt hoạt động vào năm 1987 và được thay thế bằng phiên bản M-17RN, - sau này mang tên M-55 Geophysica cho nhiệm vụ trinh sát, nó được NATO đặt biệt danh là Mystic-B.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Chuyến bay đầu tiên của M-55 diễn ra vào ngày 16/8/1988, so với chiếc Stratosphere, khung máy bay M-55 được sửa đổi với phân thân dài hơn, chứa 2 động cơ phản lực cánh quạt Soloviev D-30-10V không gia nhiệt (không đốt sau), cánh có nhịp ngắn hơn và cảm biến tinh vi hơn nhiều.
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô
Máy bay đánh chặn tầm siêu cao M-17: Anh hùng không gặp thời của Liên Xô