Lịch vạn sự hôm nay Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Lịch vạn sự ngày hôm nay 25-1-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đào đắp, cầu phúc, khai trương, sơ kết, tổng kết, hội nghị

Thứ 3 ngày 25 tháng 1 năm 2022

Năm Tân Sửu (Thiếu)

Tháng Tân Sửu

Ngày Mậu Dần

Giờ Nhâm Tý

Hành Thổ – Trực Trử – Sao Thất

Tiểu Hàn: 05/01/2022 (03/12 âm lịch) lúc 16h15’

Đại Hàn: 20/01/2022 (018/12 âm lịch) lúc 09h40’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Thuận cho việc: Đào đắp, Cầu phúc, Khai trương, Sơ kết, Tổng kết, Hội nghị

Cung hoàng đạo: Bảo Bình – Người mang nước (20/1-18/2). Người thuộc cung này có tài tổ chức, sáng tạo, nhân ái, nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán, cố chấp.

* Tết ông Công, ông Táo (23-12 âm lịch):

Theo quan niệm của người Việt, Táo quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Đặc biệt trong mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép (khoảng 2-3 con) đựng trong chậu nước. Sau khi cúng trong, người dân sẽ đem thả phóng sinh ở sông, hồ. Việc chuẩn bị cá chép mang ý nghĩa chuẩn bị phương tiện để ông Táo cưỡi về trời.

Ngoài ra, còn có ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Một kiểu bày mâm cỗ củng ông Công, ông Táo

Một kiểu bày mâm cỗ củng ông Công, ông Táo

Lựa chọn giờ cúng là rất quan trọng, theo đó không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Có thể làm lễ cúng từ ngày 20 tháng Chạp đến 23 tháng Chạp.

Thông thường tránh cúng vào sau 12 giờ trưa, theo quan niệm dân gian sau 12 giờ trưa đã đóng cửa thiên đình. Vì vậy, ngày 23 có thể cúng trong buổi sáng.

Về cơ bản, mân lễ mặn gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa tươi, và các món thịt, món xào và bát canh tùy vào điều kiện.

Lễ chay gồm có: bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo. Theo truyền thống là có 2 ông 1 bà (mũ ông có cánh chuồn còn mũ bà không có cánh chuồn) và 3 con cá chép.

Việc cúng bái thịnh soạn hay đơn giản quan trọng nhất vẫn là tâm thành, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

Trong mâm cúng ông Công ông Táo từ thượng cổ đến bây giờ người ta kiêng không nên cúng thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan…

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu” (Ralph Nichols)

“Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương” (Thích Nhất Hạnh)

“Yêu không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc - nó là quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh” (William Arthur Ward)