Lên thuyền xem "giới giang hồ tăng số má”

ANTĐ -Đó là chốn ngao du của kẻ ham chơi, thích “làm mình làm mẩy” từ những “tuyệt phẩm” trên mình.
Làng chài bến sông là nơi hội tụ của trăm nghề thì phải. Gọi là làng chài bởi nó ngụ ở bến sông Hồng, chứ thực ra nó là nơi “đọng” lại của những người tha hương về đây mưu sinh bằng mọi nghề trong đó có cả nghề “đượm chất khác biệt, nhuốm mầu xã hội đen”.

Làng chài dưới chân cầu Long Biên phần lớn là dân tứ chiếng. Cuộc đời họ chảy dạt từ nơi này đến nơi khác, rồi bến sông này được họ chọn lưu lại lâu hơn để mưu sinh nhờ vào nhịp sống hối hả trong thành phố.

Người nghèo tìm đến bến thuyền như để tìm kiếm mưu sinh, đánh cá, nhặt rác, người “chơi” tìm đến như để làm “mới mình” từ những nhát khắc, nhát châm điếng người để có những hình thù thật “số má” trên cơ thể.

Những người “chơi” thường biết qua nhau, rồi cứ thế cái bến sông cứ tấp nập người ra kẻ vào lâu dần giờ thành nơi sinh hoạt, trú ngụ của những kẻ không nhà.

Bến chài dưới chân cầu Long Biên là nơi "đọng" lại nhiều cảnh đời nghèo


Những đứa trẻ làng chài thường thì lại kế kiếp
con thuyền, bến sông


"Dân chơi" chọn lựa "số má" rồi xuống thuyền chịu...đau

Thường thì mỗi hình xăm phải chịu đau hàng tuần mới đỡ

Những người dân chài thường thì chỉ giỏi đánh cá, còn những người "đặc biệt"
ngụ cùng làng chài thì làm nghề khác

"Vẽ nghệ thuật" bằng bút...kim châm vào thân thể

Nghề ở bến thuyền cũng lênh đênh theo con nước sông Hồng đỏng đảnh

Và ở nơi ngụ cư thường không mấy ai chú ý việc vệ sinh môi trường

Một "nghệ nhân" đang thực hiện "tuyệt phẩm" trên thân thể người khách

Hình xăm đối với một số cá nhân nào đó thì đây là cách để "nâng số má theo kiểu giang hồ"