- Độc đáo lễ hội nấu cơm thi ở làng Thị Cấm
- Lễ hội và niềm tin tâm linh mù quáng
- Yêu cầu chấm dứt nghi thức thắt cổ trâu ở Lễ hội đền Đông Cuông
- À, việc này các đồng chí có trách nhiệm ở đó đã giải thích rằng, cái clip đó là từ năm trước, còn năm nay sẽ không có chuyện đó, trâu sẽ được thịt “kín” trước khi đưa đến nơi cúng tế.
- Như lễ hội chém lợn, cũng “chém kín” ấy à? Sáng kiến đấy!
- Ông có vẻ dửng dưng với các loại lễ hội nhỉ, trong khi người ta ùn ùn đi chùa nọ đền kia thì ông nằm khểnh đọc sách, như thế hỏi sao mà giàu được.
- Vớ vẩn, nếu chỉ cầu khấn và lễ lạt đến mức “hối lộ” thần Phật mà giàu có, sung sướng thì đã chẳng có ai nghèo. Tất cả đều phải do bàn tay, khối óc và sống lương thiện mà ra.
- Chính xác, ông nói hệt các vị nhiều chữ vẫn cao đàm khoát luận về việc này, có điều chỉ là lý thuyết, còn thực tế lại khác, tâm linh quá đà đến mức đã trở thành mê tín dị đoan. Thế theo ông, có thể đưa được lễ hội vào nền nếp, quy củ?
- Một năm cả nước có đến gần 8.000 lễ hội, theo tôi các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ.
- Khó đấy, nhiều địa phương vin vào lễ hội nói rằng, để thu hút khách du lịch, để thu ngân sách cho địa phương và để giải quyết việc làm cho bà con...
- Có thể như vậy ở một số lễ hội, nhưng đấy chỉ là chuyện “ăn xổi ở thì” không bền vững, cái được có khi ít hơn cái mất.
- Khó nhỉ, thế chẳng lẽ “thả nổi”?
- Không thể “thả nổi”, phải quyết liệt, phải coi là một trong những việc cần làm ngay, chứ đừng để năm nào đến mùa lễ hội cũng bàn, cũng coi như chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mà vẫn không làm được.