Lavrov: Nga cần xét lại quan hệ với EU, NATO

ANTĐ - Quan hệ giữa Nga, Liên minh châu Âu và NATO cần phải được xem xét lại về cơ bản, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết hôm thứ hai (19/5).

"Chúng tôi sẽ thảo luận về các vấn đề quốc tế bao gồm cả tình hình châu Âu, về những gì đang xảy ra trong mối tương quan giữa Nga và EU, những gì đang xảy ra ở Hội đồng NATO-Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine", ông Lavrov cho biết tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Slovakia, Miroslav Lajcak.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov 


"Những mối quan hệ cần thiết đòi hỏi phải suy nghĩ lại và với các đối tác của chúng tôi trong Liên minh châu Âu và với các quốc gia thành viên NATO, chúng tôi đang cố gắng tiến hành phân tích để hiểu rõ hơn chúng tôi đang ở đâu, những nơi có đánh giá trùng với chúng tôi và nơi chúng tôi có bất đồng", ông Lavrov nói.

Lajcak – ngoại trưởng Slovakia đến Nga trong chuyến thăm làm việc vào chủ nhật (18/5). Trong cuộc hội đàm, hai bên tập trung vào các mối quan hệ song phương cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Tháng trước, ngoại trưởng NATO cho biết họ đã đình chỉ hợp tác thiết thực và quan hệ quân sự với Nga trong bối cảnh tình hình xung quanh Ukraine, nhưng sẽ tiếp tục giữ liên lạc của Hội đồng Nga-NATO (NRC) ở cấp đại sứ cao hơn. Các quan chức Nga đã nhiều lần nói rằng, Moscow không nên có một cuộc đối đầu với NATO, nhưng đã sẵn sàng để thực hiện tất cả các biện pháp chính trị và quân sự để bảo đảm an toàn.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng sau khi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng Hai, tiếp theo là sự gia tăng quyền lực của các chính trị gia dân tộc Ukraine trong chính phủ mới tại Kiev mà Moscow coi là bất hợp pháp.

Thống nhất tiếp theo của Crimea với Nga làm dấy lên những lo ngại về tăng cường khủng hoảng từ chính quyền mới ở Kiev đồng thời đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng sâu sắc trong quan hệ giữa Moscow và phương Tây kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Kể từ tháng ba, Mỹ và EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga, đóng băng tài sản của họ và cấm thị thực, cũng như chống lại 17 công ty của Nga. Các nhà lãnh đạo của nhóm G7 của các quốc gia đã tiếp tục đe dọa Nga với biện pháp trừng phạt chống lại các ngành chủ chốt của nền kinh tế nước này, trong trường hợp một căng thẳng leo thang hơn nữa trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng, các biện pháp trừng phạt là không phù hợp và phản tác dụng và cảnh báo các đối tác phương Tây về "hiệu ứng boomerang" sẽ xuất hiện, nếu lệnh trừng phạt quá giới hạn chịu đựng.