L-15 Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Yak-130 Nga

ANTĐ- Mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga đang gặp phải cạnh tranh từ mẫu máy bay L-15 giá rẻ của Trung Quốc.

L-15 Trung Quốc chưa phải là đối thủ của Yak-130 Nga ảnh 1

Theo nguồn tin từ một nhà xuất khẩu vũ khí của Nga, Bangladesh và Việt Nam đã cùng đạt được thỏa thuận về việc mua máy bay tập huấn chiến đấu Yak-130 (cũng có những nguồn tin khác phủ nhận khả năng Việt Nam mua Yak-130). Trong khi đó, tại các thị trường khác ở châu Á, Nga đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ mẫu máy bay Hongdu L-15 của Trung Quốc.

“Không có viễn cảnh nào cho chúng ta ở thị trường Trung Quốc vì các kỹ sư của nước này đã phát triển thành công thế hệ máy bay riêng của họ. Bề ngoài, L-15 có khá nhiều điểm tương đồng rõ rệt với Yak-130”, ông Sergei Kornev, người chuyên trách lĩnh vực hàng không của Rosoboroexport cho biết.

Theo ông Kornev, Rosoboroexport vẫn hi vọng sẽ bán được thêm nhiều máy bay Yak-130 nữa cho các khách hàng châu Á do mẫu máy bay này vẫn chiếm ưu thế nhất định so với mẫu máy bay tương tự của Trung Quốc.

Mẫu L-15 được thiết kế để có thể bay ở tốc độ siêu âm, điều này gây khó khăn cho công tác triển khai và bảo trì bảo dưỡng vì nó đòi hỏi phải trang bị một cơ sở thiết bị hàng không có tính chuyên môn cao.

Trong khi đó, Yak-130 có tốc độ cận âm và được cài đặt nhiều chế độ tự động điều khiển trong một vài điều kiện nhất định, dễ dàng và thuận lợi hơn cho tác chiến và duy trì hoạt động, ông Kornev nhấn mạnh thêm.

Tại triển lãm hàng không Trung Quốc diễn ra ở Vũ Hải vào tháng 11/2012, hãng xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc (Catic) đã ký một hợp đồng bán 12 chiếc máy bay L-15 cho một khác hàng nước ngoài chưa rõ tên. Động thái này diễn ra đồng thời với việc trình diễn hai loại động cơ máy bay phản lực mới là Minshan và Jiuzhai.

Minshan được dùng cho loại máy bay cần công xuất lực đẩy cho khoảng từ 4 đến 5 tấn trong khi Jiuzhai được thiết kế cho loại máy bay có sử dụng công nghệ đốt không cần hóa chất phụ. Loại động cơ này được kỳ vọng sẽ dùng cho máy bay phản lực tập huấn K-8 hoặc các máy bay phản lực thương mại nhỏ.

Hiện tại, L-15 sử dụng động cơ AI222F của Ukraine với công suất lực đẩy khoảng 4,2 tấn. Đồng thời, theo ông Igor Kravchenko - nhà thiết kế tại Ivachenko-Progress - các động cơ AI222F tiếp tục được chuyển về Trung Quốc. Phía Ukraine đã nhận được đơn đặt hàng cho 250 động cơ AI222F và đơn hàng này sẽ được giao từ nay cho đến năm 2015.

Trong một thông cáo mới nhất gần đây, ông Kravchenko nhận định, nền tảng thiết kế hàng không của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu và có vẻ vẫn chưa thể gia nhập vào thị trường cung cấp trong thời gian trước mắt, nhất là khi Trung Quốc còn quá lệ thuộc vào động cơ AI222.

Cũng vì vậy, ông Kravchenko cho rằng, sẽ không hề có bất cứ một “nguy cơ khẩn thiết” nào đối với doanh thu của AI222 hiện nay.

Cũng tại triển lãm hàng không năm 2012 ở Vũ Hải, Trung Quốc cũng đã từng phô trương về động cơ Tai Han đồng hạng với thế hệ AI32F và một động cơ 8 tấn khác được thiết kế tương đương với mẫu RD33/93 nhưng kể đó đến nay chưa một mẫu nào trong số đó có khả năng làm tổn hại gì đến doanh số bán các động cơ máy bay của Nga tại thị trường Trung Quốc.