Dịch tả lợn châu Phi khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2018 tăng vọt

ANTD.VN - Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,4% trong tháng 7 do tác động của dịch tả lợn châu Phi.

CPI tháng 7 tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong tháng 6-2019

Ngày 29-7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2019. Theo đó, trong mức tăng 0,18% của CPI tháng 7-2019 so với tháng trước, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33% (lương thực tăng 0,05%; thực phẩm tăng 0,4%% do tác động của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung giảm, giá thực phẩm tăng; giáo dục tăng 0,22% (dịch vụ giáo dục tăng 0,17%) do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015;

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15% (giá du lịch trọn gói tăng 0,22%; khách sạn tăng 0,58%; dịch vụ giải trí tăng 0,74%); Đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%; My mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,1%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; Bưu chính viễn thông tăng 0,01%;

Nnhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,94%. Riêng nhóm giao thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cùng giảm 0,03%.

Như vậy, CPI bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; CPI tháng 7-2019 tăng 1,59% so với tháng 12-2018 và tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 7-2019 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 1,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Tư đầu năm đến nay, ngoại trừ tháng 3 và tháng 6 có CPI giảm, các tháng còn lại đều tăng.

Hiện tại, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân không tăng nhưng giá nhiều loại thực phẩm tươi sống vẫn đứng ở mức cao; Riêng thịt lợn đang có xu hướng tăng giá vì dịch tả lợn châu Phi được khống chế tại nhiều địa phương.

Dự báo cuối năm nay, giá thịt lợn có thể  còn tăng mạnh hơn do nguồn cung hạn chế, phải nhập khẩu nhiều thịt.