Không thể chậm trễ

ANTĐ - Theo đánh giá của cơ quan quản lý, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong năm 2012 còn nhiều hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, hiện chỉ đạt 20% lực lượng lao động, số người tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 67% dân số. Quản lý nhà nước về BHXH và BHYT chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH còn nhiều, quỹ BHYT luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt. Quỹ BHXH, nhất là quỹ hưu trí có nguy cơ mất cân đối. Sự bất cập này đẩy ngành BHXH lún sâu vào khó khăn trong năm 2013 khi dự báo tình hình kinh tế chưa có dấu hiệu sáng sủa.

Như những tiếng chuông gióng giả, bức thiết vang lên đúng vào thời điểm dự thảo Nghị định “quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ” đang được Bộ Công an trình Chính phủ và lấy ý kiến rộng rãi của người dân, thì đêm 10-3, tổ công tác 3 cán bộ chiến sỹ của CAH Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, trong khi làm nhiệm vụ tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, đã bị một nhóm đối tượng côn đồ hung hãn tấn công bằng cào sắt, dao, mã tấu...Hai chiến sỹ bị thương vào tay, một chiến sỹ bị trọng thương do một cây cào sắt của bọn côn đồ bổ thẳng vào đầu. Trước đó, trưa 7-3, CAP Văn Đẩu, quận Kiến An, Hải Phòng nhận được tin báo có vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra trên địa bàn. Một tổ công tác 5 người được triển khai đến giải quyết. Phát hiện lực lượng công an, đối tượng gây rối manh động cầm 2 con dao nhào vào tấn công, và đã bị khống chế sau khi gây thương tích cho 2 thành viên tổ công tác.

Biện pháp mạnh, quyết liệt hơn, thậm chí cho phép lực lượng chức năng sử dụng súng trong trường hợp xử lý đối tượng quá khích, là điều được đề cập hết sức thẳng thắn và đúng đắn trong dự thảo Nghị định. Những người thực thi công vụ nhất định phải được “trang bị” quyền để trấn áp triệt để đối tượng chống đối, bảo vệ sự an toàn cho người, tài sản trước nguy cơ bị xâm hại, cũng như giữ an toàn cho chính bản thân. 

“Lạm quyền” là vấn đề mà dư luận và những nhà nghiên cứu Luật nêu ra, đắn đo xung quanh dự thảo Nghị định. Điều này cũng đúng, nhưng chưa đủ, chưa công bằng. Thứ nhất, dự thảo Nghị định không chủ trương để lực lượng thực thi công vụ “dùng súng” một cách đơn giản. Nó có nhiều cấp độ, căn cứ để lực lượng chức năng áp dụng biện pháp không chế đối tượng chống người thi hành công vụ, và chỉ sử dụng súng khi “hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…”. 

Thứ hai, khi nhìn nhận đến khái niệm “lạm quyền”, nên chăng, dư luận đề xuất được “cơ chế” bảo vệ lực lượng chức năng trong trường hợp phải sử dụng biện pháp mạnh để xử lý đối tượng chống người thi hành công vụ, nhất là khi động thái ấy có lợi cho sự an toàn của xã hội, người dân. Vấn đề thứ ba không thể thiếu, là dư luận và các nhà nghiên cứu Luật nên có sự đồng thuận về chế tài thật nghiêm khắc, xử lý tận cùng lỗi, để tạo sự răn đe đối với những kẻ và hành vi chống người thi hành công vụ. Xử nghiêm và có biện pháp quyết liệt đối với hành vi chống người thi hành công cụ - đó là yêu cầu không thể chậm trễ!