Khi sĩ tử cần được “nâng đỡ” tinh thần

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Chuyện sĩ tử trước khi đi thi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sờ đầu rùa lấy may, thắp hương cầu đỗ đạt, vốn không phải hiện tượng mới mẻ gì. Năm nào cũng thế, và cũng nhiều năm rồi!...
Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là nơi được rất nhiều sĩ tử, học trò tới đây để cầu may mắn trong thi cử, học hành

Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử văn hóa mà còn là nơi được rất nhiều sĩ tử, học trò tới đây để cầu may mắn trong thi cử, học hành

Điều đáng ngạc nhiên là, từ khi hiện tượng này mới diễn ra, tôi đã nghĩ rằng nó sẽ nhanh chóng được nhìn nhận như một trò đùa và không lặp lại nữa, nhưng tôi đã nhầm. Niềm tin vào sự may mắn vốn là thứ chẳng có đúng - sai khi mà có rất nhiều sự ngẫu nhiên trong đời chẳng bao giờ có thể giải thích.

Tôi hỏi cậu con trai của mình, năm nay cũng chuyển cấp, xem cu cậu nghĩ thế nào về câu chuyện đó. Con trai tôi bảo: “Ai tin thì cứ tin thôi, bố! Con thì chẳng tin, nhưng bạn bè rủ thì con cũng có thể đi. Vì làm thế, cũng có chết ai đâu!”.

Con trai tôi không mấy quan tâm mấy chuyện thế này cũng là điều dễ hiểu, bởi ở nhà tôi không có hương khói, chẳng ai cầu cúng gì bao giờ. Nhà tôi cũng không có tivi nên cu cậu cũng chẳng mấy khi nhìn thấy các vị mũ - cao - áo - dài dâng hương trong chương trình thời sự.

Nhưng khác với tôi, một kẻ vô thần luôn dị ứng với những niềm tin thần thánh của người khác, thì con tôi không kỳ thị cực đoan. Thế hệ của chúng được giáo dục tôn trọng sự khác biệt, chấp nhận bạn bè có những niềm tin không giống mình.

“Trước một kỳ thi quan trọng, đôi khi là bước ngoặt quyết định tương lai của bản thân, nếu người ta có tìm kiếm một chút cảm giác được “nâng đỡ” tinh thần thì cũng là điều bình thường. Vì thế, thay vì khắt khe chế giễu các cô bé cậu bé về điều mà ta cho rằng mù quáng, tôi nghĩ các cơ sở thờ tự nên nhìn nhận việc này như một nhu cầu để phục vụ tốt hơn”.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Năm tôi học lớp 8. Trước kỳ thi chuyển cấp, tôi về quê nghỉ hè, nơi có mấy cậu bạn thân cùng lứa tuổi. Một cậu bạn cũng rất mê tín, cả mùa hè năm ấy, cậu không ăn chuối vì sợ trượt vỏ chuối, không cắt tóc vì sợ kiến thức sẽ theo tóc mà biến mất khỏi đầu. Tôi chế giễu điều đó thì cậu ta không nói gì, chỉ cười. Đêm cuối, trước khi lên Hà Nội để chuẩn bị ôn thi, lúc cậu ta ngủ say thì tôi lén cắt ít tóc mái của cậu ta. Tết năm đó, tôi về quê chơi thì cậu ta lảng tránh không gặp. Hỏi mới biết là cậu ta giận vì tôi đã cắt tóc cậu ấy trước kỳ thi. Khi tôi giải thích rằng niềm tin của cậu ấy vớ vẩn, vì dù cắt tóc mà cậu ấy vẫn thi tốt, thì cậu ta bảo: “Có thể niềm tin của tớ về chuyện may rủi không đáng gì, nhưng cậu là một người bạn không đáng tin”.

Trở lại với câu chuyện sờ đầu rùa đội bia Tiến sĩ, hay thắp hương miếu Khổng của sĩ tử mấy hôm nay, có thể nhiều người trong chúng ta thấy đó là chuyện buồn cười, thậm chí chế giễu. Song, như con trai tôi nói: “Làm thế, cũng có chết ai đâu!”. Trước một kỳ thi quan trọng, đôi khi là bước ngoặt quyết định tương lai của bản thân, nếu người ta có tìm kiếm một chút cảm giác được “nâng đỡ” tinh thần thì cũng là điều bình thường. Vì thế, thay vì khắt khe chế giễu các cô bé cậu bé về điều mà ta cho rằng mù quáng, tôi nghĩ các cơ sở thờ tự nên nhìn nhận việc này như một nhu cầu để phục vụ tốt hơn.

Chuyện sĩ tử đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sờ đầu rùa lấy may, thắp hương miếu Khổng thường diễn ra trước các kỳ thi quan trọng

Chuyện sĩ tử đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám sờ đầu rùa lấy may, thắp hương miếu Khổng thường diễn ra trước các kỳ thi quan trọng

Trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nên có những thông tin chỉ dẫn giúp các bạn trẻ dễ dàng nhận biết hơn về các Tiến sĩ để cầu khấn đúng với điều mà các bạn mong mỏi. Thực hành niềm tin, suy cho cùng cũng là một cách để bước đi trên con đường tìm kiếm tri thức.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Tin đọc nhiều