Học sinh tích cực tương tác với cô giáo trong tiết thực nghiệm sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh Diều

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -Những bài học thú vị cùng hình ảnh sinh động, nội dung dễ hiểu đã kích thích tiềm năng, sự hào hứng của học sinh trong tiết thực nghiệm sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh Diều.

Sách giáo khoa Cánh Diều được xuất bản và phát hành bởi sự hợp tác của các đơn vị uy tín trong ngành xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) với đội ngũ chuyên gia lành nghề, giàu kinh nghiệm.

Bộ sách giáo khoa Cánh Diều là một trong các bộ sách giáo khoa (SGK) ra đời theo chủ trương xã hội hóa SGK, tránh độc quyền trong việc biên soạn sách, được đầu tư bằng 100% vốn tư nhân, không vay vốn dự án, không vay vốn nước ngoài.

Bộ sách thống nhất về tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống". Đây là bộ sách duy nhất hiện nay có đầy đủ SGK dành cho tất cả môn học (Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm). Tư tưởng cốt lõi đó của bộ sách được kỳ vọng sẽ giúp học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Với tư tưởng cốt lõi đó, các nhà biên soạn sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh Diều đã mang đến những điều mới mẻ nhưng vẫn phù hợp với văn hóa truyền thống, sinh động nhưng thiết thực cho học sinh.

Đáp lại tâm huyết của các nhà biên soạn sách, các em học học sinh trường tiểu học Vũ Hội (huyện Vũ Thư, Thái Bình) đã vô cùng hào hứng và tích cực khi được tham gia tiết học thực nghiệm sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh Diều.

Cách trình bày sách sáng tạo, khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với bài học đã khiến các em học sinh tích cực tương tác với giáo viên trong tiết học thực nghiệm.

GS, TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Toán Cánh Diều cho biết: Việc triển khai dạy thực nghiệm là phần yêu cầu bắt buộc và rất quan trọng trong quy trình biên soạn sách giáo khoa.

Mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu của các bài học trong sách giáo khoa mới để từ đó có cơ sở chỉnh sửa và hoàn thành bản mẫu sách trước khi gửi Hội đồng quốc gia thẩm định. Việc thực nghiệm sẽ được tiến hành ở các vùng miền trong điều kiện kinh tế- xã hội, đặc thù nhà trường khác nhau.

Các giáo viên sẽ phải nghiên cứu, soạn bài, tiến hành giờ dạy của mình. Các giáo viên có thể trao đổi với tác giả, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Về cơ bản giáo viên đọc, tìm hiểu, xây dựng bài giảng, dạy học, giống như việc sau này sẽ dạy sách giáo khoa mới, và tiến hành như một hoạt động chuyên môn bình thường. “Giáo viên tiến hành giờ thực nghiệm một cách khách quan, trung thực để chúng tôi có thể nhận được sự phản hồi chính xác, cụ thể và chất lượng cho công tác biên soạn sách giáo khoa mới” - GS, TSKH Đỗ Đức Thái nói về cách thức triển khai thực nghiệm sách giáo khoa.

Quan trọng nhất trong quá trình thực nghiệm và đưa vào giảng dạy sách giáo khoa Cánh Diều, các giáo viên luôn được nhà xuất bản đồng hành và hỗ trợ.

Cô giáo Trần Thị Mỹ Hóa, Trường Tiểu học Tân Phú (TP Cần Thơ) bày tỏ: “Sách Cánh Diều vừa sức học sinh. Học sinh đọc khá tốt. Thích nhất là có sách điện tử và được nhóm tác giả thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ trong quá trình dạy học.”

Tin cùng chuyên mục