Bài 1: Tận thu các loại hàng hóa

Hàng Trung Quốc thao túng thị trường Việt

(ANTĐ) - Xuất đi những mặt hàng đảm bảo, những nông sản chất lượng cao, đổi lại, Việt Nam  nhập về những hàng hóa chất lượng kém, những thực phẩm đã hết “đát” để tiêu thụ trong nước.
Nhiều người đã ví von, Việt Nam như một bãi rác của Trung Quốc.Ồ ạt thu gom nông sản Vào những ngày này, tại cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) ùn ùn, xếp hàng dài những xe tải chở hàng nông sản Việt Nam như vải thiều, dưa hấu, chuối… để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đặc biệt, mùa vải thiều đã tới, những chùm vải ngon, chín mọng hay người nông dân gọi là vải số 1 sẽ được dành để xuất sang Trung Quốc. Chỉ trong những ngày giữa tháng 6 mà hàng nghìn tấn vải tươi đã được xuất qua cửa khẩu Lào Cai. Cục Hải quan Lào Cai dự báo, lượng vải thiều tươi xuất khẩu qua cửa khẩu này có thể đạt 80.000 tấn trong năm nay, gấp đôi so với năm 2010. Tuy nhiên, lực lượng này cũng không quên nhắc nhở các doanh nghiệp xuất khẩu vải qua Trung Quốc cần tìm những đối tác tin cậy, ký hợp đồng trước khi chuyển hàng.
 Hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh về Việt Nam
 Hàng hóa Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh về Việt Nam
 Hàng Trung Quốc  thao túng thị trường Việt ảnh 2
 Dưa hấu, chuối Việt Nam xếp hàng chờ xuất đi Trung Quốc
Lời cảnh báo này của cơ quan Hải quan Lào Cai xuất phát từ tình trạng nông sản Việt Nam xuất qua Trung Quốc thường bị tắc nghẽn ở cửa khẩu cả chục ngày. Điển hình là cửa khẩu Tân Thanh, chuyên xuất đi dưa hấu, chuối và một số nông sản khác như sắn thường xuyên bị ách tắc. Theo tiết lộ của một lái buôn chuyên xuất dưa hấu qua cửa khẩu Tân Thanh, thương lái phía bạn rất đoàn kết, khi thấy hàng phía Việt Nam lên nhiều, họ đồng loạt ép giá thu mua xuống. Trong khi đó, các DN xuất khẩu Việt Nam vẫn theo kiểu, mạnh ai nấy làm, nên bấy lâu thường chịu thiệt thòi trong các cuộc buôn bán này. Ngoài những mặt hàng trên thì tại một số vùng nông sản chính của Việt Nam, các thương lái Trung Quốc còn tìm sang tận nơi để thu mua nông sản. Sau cao su, thủy sản và lợn, giờ đến cà phê, hồ tiêu... cũng lần lượt bị các DN Trung Quốc ào ạt thu gom. Ước tính, tại tỉnh Gia Lai, 50% lượng hồ tiêu được các thương lái Trung Quốc thu gom rồi mang theo đường tiểu ngạch về nước. Bên cạnh đó, sắn lát, thời gian gần đây cũng được xuất sang Trung Quốc với tốc độ tăng chóng mặt, lượng sắn lát xuất đi Trung Quốc có thể đạt 4-5 triệu tấn trong năm nay. Đáng lo, hiện do giá đường Việt Nam thấp hơn giá đường của Trung Quốc khoảng 12.000 đồng/kg, nên một số nhà máy sản xuất đường đã bán ra một lượng đường khá lớn cho các DN thương mại xuất sang Trung Quốc.Cẩn trọng kẻo ăn “kẹo đắng” Xuất khẩu thuận lợi, đẩy giá nông sản lên là điều đáng mừng cho nông dân. Song, trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng trong nước cũng đang lên cao, việc thu mua ồ ạt của các thương lái Trung Quốc sẽ khiến thị trường thêm căng thẳng. Thêm vào đó, các thương lái Trung Quốc vốn lớn, hầu hết các mặt hàng đều thu mua cao hơn so với giá trong nước từ 1-3.000 đồng/kg, gây khó khăn cho các DN trong nước. Song, điều nguy hại hơn, theo cảnh báo của nhiều chuyên gia, tình trạng tìm đến tận vườn, tận vựa nông sản để thu mua của các thương lái Trung Quốc không những gây ra bất ổn đối với thị trường trong nước mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để hạn chế tình trạng hàng nông sản của Việt Nam đưa lên cửa khẩu thường bị tư thương Trung Quốc ép cấp, ép giá cần phải đề cao vai trò quản lý của Nhà nước, có liên quan tới việc cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo cho người nông dân cũng như doanh nghiệp kinh doanh nông sản. “Chúng ta mới quan tâm đến tích cung, sản lượng càng cao càng tốt mà không tính tới giá trị cũng như an toàn thị trường tiêu thụ. Để khắc phục tình trạng liên tục dư thừa nông sản, ùn ứ khi xuất khẩu, cần phải chuyển sang đẩy mạnh giám sát nguồn cung”, ông Tuấn nói. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin về thị trường nông sản tại các cửa khẩu để DN có thể chủ động dừng đưa hàng lên cửa khẩu trong thời điểm hàng ùn tắc. Còn theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện tượng tư thương Trung Quốc ồ ạt thu gom các loại nông sản, mặc dù nông dân nước ta bán được giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi nhưng cũng cần phải thận trọng. Bởi, khi họ thu mua nhiều, nếu chúng ta cũng trồng hoặc chăn nuôi ồ ạt khi Trung Quốc thay đổi chính sách, nông sản của chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Ông Ngọc cho rằng, để đảm bảo an toàn về thị trường, bà con nông dân cần phải tuân thủ đúng quy hoạch, không thể nương theo giá cả mua bán có tính tức thời của các thương nhân Trung Quốc mà phá vỡ quy hoạch. (Còn nữa)
 Năm 2001-2002, nông dân phía Bắc đã nếm trái đắng long nhãn khi tư thương Trung Quốc đẩy giá cao, nông dân ồ ạt trồng, và kết cục vài năm sau, giá long nhãn lại xuống thấp thảm hại.

Năm 2004, thương lái Trung Quốc đẩy cao giá dưa hấu lên 7-10.000 đồng/kg, nông dân miền Trung ồ ạt trồng dưa, và đến nay, giá dưa hấu lại tụt dốc.

Năm 2007-2008, tư thương Trung Quốc thu mua lượng lớn cau sấy khô. Nhưng sang năm 2009-2010, hầu như mặt hàng này không còn được thu mua nữa.

Tin cùng chuyên mục