- Tháng 8, bão lũ gây thiệt hại 7.200 tỷ đồng
- Nắng nóng kèm mưa rào và giông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9
- 15 người chết và mất tích do mưa lũ
Bà Phạm Thị Bình (chủ ngôi nhà cuối ngõ 975 Bạch Đằng) cho biết. Đêm 6 rạng sáng 7-9, vào khoảng 12h đêm, nhà bà bắt đầu có hiện tượng sạt lở. Trong phút chốc, căn nhà trôi tuột xuống sông Hồng
Ngôi nhà có diện tích trên dưới 30 mét vuông giờ chỉ còn trơ lại mấy viên gạch lát nền... Rất may không có thiệt hại về người.
“Trước đó, được sự động viên của đồng chí Cảnh sát khu vực và lãnh đạo UBND phường, tôi và gia đình đã sang nhà ngoại ở tạm. Gia đình có 7 người (3 trẻ em) nếu ở lại chắc chắn đã có chuyện xấu xảy ra", bà Bình nhớ lại.
Dọc tuyến bờ hữu sông Hồng thuộc địa phận các phường Chương Dương (Hoàn Kiếm), Bạch Đằng, Thanh Lương (Hai Bà Trưng) có không ít các ngôi nhà tương tự như căn nhà vừa bị sạt lở.
Người dân tự đổ phế thải rồi làm nền, xây nhà nên nền đất rất yếu, nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ rất cao...
Đằng sau căn nhà đã bị sạt lở hoàn toàn của bà Bình, còn một căn hộ với 4 nhân khẩu đã đi thuê nhà nơi khác để đảm bảo an toàn.
Bà Bình và người thân hiện thuê một căn nhà để tạm cư cách nhà cũ gần chục mét. “Tôi giờ cũng không biết đi đâu", bà Bình nói
Hầu hết các gia đình sinh sống tại ngõ 975 bị ảnh hưởng sau sự cố sạt lở. Các gia đình gần bờ sông đều gặp hiện tượng tường nứt, lún, thậm chí bị nghiêng do nền đất bị ảnh hưởng.
Khu vực xảy ra sạt lở đã được UBND phường Bạch Đằng gắn biển cảnh báo khu vực sạt lở, nguy hiểm. Ngõ 975 có khá nhiều em nhỏ vẫn hồn nhiên chạy chơi ở sát khu vực này
Người dân sống trong khu vực này từ lâu. Với họ, sống chung với mưa lũ đã là mối lo hàng năm. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để tìm chỗ khác để sinh sống
Những năm qua, chúng tôi luôn được chính quyền quan tâm, giúp đỡ nhiều mặt. Giờ chỉ mong muốn lãnh đạo TP xem xét, tạo điều kiện để chúng tôi có mái nhà an toàn" - Bà Bình tâm sự.