- Tên lửa I-Derby ER Israel mang lại sức mạnh mới cho tiêm kích MiG-29
- Đô đốc Nga thừa nhận 'khó phòng thủ' Crimea trước nhóm tàu sân bay Mỹ
- Ukraine tiết lộ thời điểm trang bị tên lửa đủ sức 'vươn tới Moskva'

Sau khi Liên Xô tan rã, "người kế thừa" là nước Nga nhận được từ siêu cường trong quá khứ không chỉ một di sản to lớn, mà còn một số lượng đồ sộ các vấn đề rắc rối khác nhau.

Ví dụ điển hình chính là mối quan hệ tồi tệ với Mỹ, vốn đã được chuyển giao gần như nguyên vẹn từ Liên Xô sang Liên bang Nga, ngay cả khi cuộc Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, cuộc đối thoại giữa Moskva và Washington ngày nay vẫn căng thẳng như cách đây 50 năm, và có một "mùi thuốc súng đặc biệt" trong không khí, cổng thông tin NetEase nhận xét.

“Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Nga về mọi mặt, kể cả thông qua răn đe bằng biện pháp quân sự. Gần đây các tàu chiến của Hạm đội 6 thuộc Hải quân Mỹ lại tiến vào Biển Đen”, tờ báo tiếng Trung Quốc lưu ý.

Theo dịch vụ báo chí của Hạm đội 6, trong tuần này, hai tàu Hải quân Mỹ đã được điều đến Biển Đen cùng một lúc, đó là khu trục hạm USS Porter và tàu chỉ huy USS Mount Whitney.

Các nhà phân tích của NetEase nhận định rằng sự hiện diện của tàu chiến Mỹ gần vùng biển Nga từ lâu đã là điều không có gì ngạc nhiên, những cuộc diễn tập này là một trong các yếu tố nhằm gây áp lực quân sự lên Liên bang Nga.

Hơn nữa, phải đặc biệt nhấn mạnh rằng các hoạt động như vậy không chỉ được thực hiện ở các biên giới phía Tây của Nga, mà còn xuất hiện tại cả biên giới phía Đông, cụ thể là từ phía Thái Bình Dương.

Trung Quốc tin Nga có đủ lực lượng và phương tiện để trấn áp các hành động khiêu khích quân sự của nước ngoài ở Biển Đen, nơi hạm đội Mỹ bị hạn chế rất nhiều bởi quy định quốc tế như Công ước Montreux, khi tàu sân bay không được vào, và thời gian lưu trú của các tàu khác bị giới hạn.

Tuy nhiên ở Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ cũng như đồng minh không vấp phải những hạn chế như vậy, và hướng đi này đươc xem là một "gót chân Achilles" thực sự cho Liên bang Nga. Hạm đội của họ buộc phải bảo vệ một đường bờ biển rất dài trước đối thủ có sức mạnh vượt trội.

Theo các nhà báo của NetEase, Bắc Kinh nhận thức rõ sự phức tạp của tình hình đối với Moskva, và do vậy Trung Quốc có ý định giúp che đậy lỗ hổng của đồng minh nếu cảm thấy cần thiết.

"Trung Quốc sẽ không đứng sang một bên và nhìn Nga phải hứng chịu những cuộc tấn công từ phía Mỹ cũng như đồng minh", các nhà phân tích từ Trung Quốc đưa ra nhận xét.

Bên cạnh đó, tờ NetEase kể lại rằng tháng trước, lực lượng hải quân của Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc diễn tập chung trên quy mô lớn, trong đó tập trung vào việc tìm hiểu sự tương tác giữa hai hạm đội.

Tất cả điều này chứng tỏ mức độ tin cậy cao của các bên, cũng như ý định giúp đỡ lẫn nhau của họ. Như vậy nếu Hải quân Mỹ cố gắng tấn công vào "gót chân Achilles" ở Thái Bình Dương của Liên bang Nga thì họ sẽ phải đối phó với cả Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc với sức mạnh rất lớn của mình thông qua số lượng tàu mặt nước đông đảo nhất thế giới chắc chắn sẽ bù đắp hiệu quả cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trước đối thủ lớn như Mỹ.













