Ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng:

Giữ vững thế chủ động, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN -  Trong 12 nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), tôi tham gia ý kiến về giải pháp 11: “Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết đấu tranh và giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.

Cùng với tăng cường, củng cố trang bị tiềm lực quốc phòng, lực lượng công an nhân dân nâng cao chất lượng chính trị, từng bước hiện đại

Cùng với tăng cường, củng cố trang bị tiềm lực quốc phòng, lực lượng công an nhân dân nâng cao chất lượng chính trị, từng bước hiện đại

Nước ta sau gần 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế, vị thế ngày càng được củng cố trên trường quốc tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro như các yếu tố nền tảng để sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn thấp so với yêu cầu, độ mở của nền kinh tế gắn liền với rủi ro; nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn. Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, đảm bảo an ninh quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Do đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cần triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng phát triển kinh tế, xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững mạnh. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số quân binh chủng và một số đơn vị Công an nhân dân tiến thẳng lên hiện đại.

Cùng với tăng cường, củng cố, trang bị tiềm lực quốc phòng, tiềm lực bảo vệ an ninh Quốc gia, phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân đội, công an nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí trách nhiệm cao, rèn luyện kỷ luật nghiêm minh. Phải giáo dục, rèn luyện thử thách quân đội và công an tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Dù trong hoàn cảnh khó khăn thử thách cam go, quyết liệt đến đâu, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang phải dám đương đầu với khó khăn gian khổ, vượt qua thách thức, sẵn sàng xả thân bảo vệ Đảng, chính quyền, Nhà nước và nhân dân.

Đầu tư xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực phòng thủ quân khu thành khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Điều chỉnh, bổ sung nâng cao hiệu quả các khu vực kinh tế - quốc phòng, xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, thường xuyên diễn tập, hiệp đồng tác chiến, thực hiện các phương án sẵn sàng chiến đấu. Huy động cả hệ thống chính trị trong diễn tập phòng thủ.

Đại tá Đỗ Ngọc Sơn

Đại tá Đỗ Ngọc Sơn

Thực hiện có hiệu quả, có giải pháp cụ thể chương trình kế hoạch phát triển vùng biên giới, biển đảo ở các địa bàn chiến lược, phát triển kinh tế biển, vùng ven biên giới gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tiếp tục xây dựng và củng cố các lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển để thực hiện tốt Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển, Luật Cảnh sát biển và Luật Biên phòng. Tạo sức mạnh và cơ sở pháp lý để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, quyền và chủ quyền thềm lục địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Nâng cao năng lực, xử lý thông tin, dự báo tham mưu chiến lược của quân đội và công an. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm; ngăn chặn hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để bị động trong mọi tình huống. Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh kinh tế, xã hội... Làm cho các địa phương, các địa bàn chiến lược, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn tạo chuyển biến rõ nét về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự ổn định về chính trị, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Đại tá Đỗ Ngọc Sơn (Nguyên Trưởng phòng Tuyên huấn Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng)