Nguồn tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Huy Cận

ANTD.VN - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị Cù Huy Cận (Huy Cận) (31/5/1919 – 31/5/2019), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III vừa giới thiệu tới độc giả và các nhà nghiên cứu nguồn tài liệu lưu trữ về cuộc đời, hoạt động và những đóng góp của ông trên các lĩnh vực.

Nhà thơ, nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị Cù Huy Cận (Huy Cận) sinh ngày 31/5/1919. Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. và có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất và nhiều huân chương, huy chương cao quý trong và ngoài nước. Ngày 19/02/2005, ông mất tại Hà Nội. Ông được truy tặng Huân chương Sao vàng theo Quyết định số 170/QĐ-CTN ngày 23/02/2005.

Một số sáng tác, công trình nghiên cứu của nhà thơ Cù Huy Cận.

Tài liệu lưu trữ về ông và của ông đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc các thành phần khác nhau, phong phú và đa dạng gồm tài liệu hành chính, tài liệu ảnh, tài liệu cá nhân, thuộc các phông Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Canh nông, Bộ Kinh tế…

Nội dung tài liệu phản ánh về quá trình công tác, lao động của ông qua các thời kỳ với các cương vị khác nhau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Canh Nông, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO (1978 -1983), Ủy viên Hội đồng Cấp cao tiếng Pháp (từ năm 1985 - 2005)…

Nội dung của tài liệu gồm tài liệu về cuộc đời của ông, tài liệu về sáng tác, nghiên cứu, gồm các tác phẩm thơ; truyện thơ như: tập thơ “Lửa thiêng”, xuất bản năm 1940, “Trời mỗi ngày lại sáng” (năm 1958); “Đất nở hoa” (năm 1960); Kinh cầu tự (năm 1942), Suy nghĩ về nghệ thuật (1980 - 1982), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc (năm 1994), các vùng văn hóa Việt Nam (năm 1995)…

Những tài liệu lưu trữ này không chỉ là những minh chứng xác thực nghiên cứu về sự đóng góp của ông mà còn góp phần nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của các cơ quan, các ngành, về Chính phủ, lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.

Một số hình ảnh tư liệu được giới thiệu:

Sắc lệnh số 39 ngày 26/9/1945 về việc lập một Ủy ban Dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử, Cù Huy Cận là thành viên của Ủy ban này. Sắc lệnh thuộc Tập sắc lệnh được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016. (Nguồn:Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

Sắc lệnh số 39 ngày 26/9/1945 về việc lập một Ủy ban Dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử, Cù Huy Cận là thành viên của Ủy ban này.
Sắc lệnh thuộc Tập sắc lệnh được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016.
(Nguồn:Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

 
Sắc lệnh số 80 ngày 31/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh v/v cử ông Bùi Bằng Đoàn và ông Cù Huy Cận vào Ban thanh tra đặc biệt. Sắc lệnh thuộc Tập sắc lệnh được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

Sắc lệnh số 80 ngày 31/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh v/v cử ông Bùi Bằng Đoàn và ông Cù Huy Cận vào Ban thanh tra đặc biệt.
Sắc lệnh thuộc Tập sắc lệnh được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016.
(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

 
Danh sách các vị trong Chính phủ mới, năm 1946. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

Danh sách các vị trong Chính phủ mới, năm 1946.
(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

 
Tài liệu lưu trữ phông cá nhân nhà thơ Cù Huy Cận bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)

Tài liệu lưu trữ phông cá nhân nhà thơ Cù Huy Cận bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

(Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)