[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin "sái cổ"

ANTD.VN - "Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối", câu này đối với môn nghệ thuật thứ 7 cũng không phải ngoại lệ. Các nhà làm phim luôn biết cách phóng đại mọi thứ lên đến mức phi logic để bộ phim trở nên hấp dẫn hơn. Thường bạn sẽ nhận ra được những "hạt sạn to đùng" song lại vẫn tin "sái cổ" như: Chìm xuống dung nham, tro cốt là bột mịn, mở chốt lựu đạn bằng răng....
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Có thể nhiều người trong chúng ta đã bị đánh lừa bởi chi tiết dùng răng cắn và rút chốt an toàn của lựu đạn trong những bộ phim hành động. Tuy nhiên trên thực tế, bạn có giật gẫy cả răng thì cái chốt vẫn sẽ nằm nguyên trên quả lưu đạn
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Một quả lựu đạn thiết kế được đảm bảo mọi binh sỹ có thể rút chốt dễ dàng. Tuy nhiên vẫn cần khá nhiều lực cánh tay mới có thể rút được chốt. Với lựu đạn M67 của Mỹ thì cần ít nhất 3-5 kg lực tay tháo chốt. Lực như vậy nếu muốn dùng răng để mở thì hẳn bạn phải có cơ hàm khỏe và có "nội công thâm hậu" như các cao thủ võ lâm
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Một "cú lừa" nữa liên quan tới lựu đạn khiến nhiều người nghĩ điều đó có thể xảy ra trong đời thực. Nếu xem phim đề tài hành động/chiến tranh hẳn bạn sẽ thấy quen thuộc cảnh phim: Nhặt một quả lựu đạn đã bị rút chốt mà kẻ thù ném vào mình, sau đó ném ngược lại để tấn công chúng. Với cảnh này, nhân vật chính vẫn bình an vô sự thì đó chính là nhờ vào sự tài tình của bàn tay biên kịch
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Trên thực tế, dù bạn có muốn ném ngược lựu đạn đã mở chốt thì khả năng vô cùng thấp. Vì khi tháo chốt, lựu đạn sẽ nổ sau 3-5 giây. Trừ hao ít nhất 2 giây kể từ lúc lựu đạn bay từ tay kẻ thù đến chỗ bạn, thì khoảng thời gian còn lại là quá ít để bạn làm những việc như: Phát hiện lựu đạn của kẻ thù, hình thành phản xạ, chạy tới, nhặt lên, xoay người và ném ngược lại
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Các nhà làm phim hành động Hollywood sẽ không lừa bạn về sức tàn phá của những vụ nổ với một thành phố. Tuy nhiên, với những cảnh kiểu như: Sau lưng nam/nữ chính là một biển lửa cùng những tiếng nổ đinh tai nhức óc nhưng họ vẫn giữ biểu cảm "cool ngầu"... lại vô tình khiến nhiều người coi thường mức độ nguy hiểm của một vụ nổ tới con người
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Một vụ nổ sẽ bao gồm 4 yếu tố chính gây nguy hại tới con người: Lửa, khói, mảnh vụn và chấn động. Khi cộng hưởng cả 4 yếu tố trên sẽ tạo ra một làn mưa "đạn" bằng mảnh kim loại, đất đá,... đủ sức phá nát một bức tường, nên da thịt con người không là gì cả. Ngoài ra, chấn động từ tiếng nổ cũng khiến bạn bị tổn thương tai dù có cách xa nó mấy nghìn dặm
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Trong bộ phim "Kẻ hủy diệt" có một cảnh kinh điển, đó là khi robot hủy diệt chìm dần trong bể dung nham với ngón tay cái giơ lên. Ngoài ra, trong bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" có cảnh Gollum rơi xuống núi lửa, khi dần chìm xuống hắn đã kịp nói lời trăn trối. Có lẽ, ngộ nhận dung nham cũng như nước nên các nhà biên kịch cũng như nhiều người lầm tưởng khi rơi xuống đó sinh vật sẽ từ từ chìm xuống
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Nếu rơi vào núi lửa, cơ hội sống sót của bạn là con số không. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không nổi lên như trên phim. Phần lớn dung nham dày đặc gấp 3 lần nước, độ nhớt gấp hàng nghìn lần nên khi rơi xuống bạn sẽ nổi lềnh bềnh và không bao giờ chìm. Ngoài ra, với nhiệt độ lên tới 1204 0C khi nằm trên dung nham bạn sẽ ngay lập tức cháy thành tro
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Khi xem những cảnh như: nhảy qua kính, đấm vỡ kính, chai thủy tinh đập đầu,... mà nhân vật chính của chúng ta chẳng hề "sứt mẻ" gì có thể khiến bạn băn khoăn liệu diễn viên chính có dùng tới thế thân hay liệu họ đã luyện thể hình đến mức "mình đồng da sắt"?
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Câu trả lời nằm ở đạo cụ của bộ phim, khi kính được làm từ cao su dễ vỡ, đường, nhựa; Đá, bê tông, gạch được làm từ bọt biển,... Tất nhiên, việc làm này chỉ để đảm bảo an toàn trong lúc quay phim. Nhưng vô tình khiến nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng nếu đập nhanh một cái chai thủy tinh lên đầu sẽ chẳng hề hấn gì
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Nếu bạn là "mọt" phim của "Hitman" hay "Kingsman" sẽ vô cùng quen thuộc với cảnh nhân vật chính hai tay hai súng đối trọi với kẻ thù, tạo ra những thước phim vô cùng mãn nhãn. Tuy nhiên, đây chính là "cú lừa" lớn nhất của các nhà làm phim hành động, bởi ngoài đời khả năng sử dụng đồng thời hai khẩu súng là không thể
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Thực tế, hai tay của chúng ta hoàn toàn không có khả năng liên kết với não bộ một cách đồng thời để có thể đưa ra một chỉ thị đặc biệt đến như vậy. Ngắm súng đối với hai mục tiêu khác nhau chẳng khác nào tay trái vẽ đường tròn còn tay phải vẽ hình vuông trên không khí. Riêng việc bắn súng một tay và ngắm sao cho chuẩn đã vô cùng khó khăn với nhiều người
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Một cảnh quen thuộc nữa khi bạn xem phim về đề tài phiêu lưu mạo hiểm: Một người rơi xuống hố cát lún, kêu cứu xung quanh, càng vùng vẫy thì càng lún sâu, cuối cùng là bị cát nuốt chửng. Motip này xuất hiện nhiều tới mức khiến đa số chúng ta tin rằng rơi vào hố cát lún sẽ chắc chắn như vậy
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Thực tế có hai trường hợp sẽ xảy ra, nếu bạn rơi vào cát lún ướt (hỗn hợp cát, đất sét, muối và nước) bạn sẽ bị kẹt tới nửa người vì lực đẩy của muối và nước trong cát sẽ giúp bạn cố định ở vị trí đấy. Còn với cát lún khô, tình cảnh đúng như bạn đã nhìn thấy trong phim, muốn sống sót bạn chỉ có thể nhờ tới sự trợ giúp bên ngoài càng nhanh càng tốt
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Có câu nói khi chết đi, "cát bụi sẽ về với cát bụi". Đồng thời, với những cảnh rải tro cốt trên phim với hình ảnh bụi mịn khiến nhiều người có suy nghĩ sau khi hỏa táng, cơ thể con người chính là những hạt như cát mịn, dễ dàng bị gió thổi tung
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Sự thực là, thứ còn lại khi hỏa táng chính là xương bị vôi hóa ở nhiệt độ cao, tồn tại dưới dạng tinh thể của phốt-phát canxi khô. Để có được dạng "bột mịn" như chúng ta nhìn thấy thì người ta sẽ đem phần tàn tích kia cho vào Cremulator - thiết bị nghiền nát xương vụn thành những mảnh nhỏ. Tuy nhiên, trông qua màn hình bạn sẽ thấy nó như cát, còn thực tế nó giống loại đá mà bạn thường thấy lát đường hơn
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Sở hữu bộ hàm sắc nhọn cùng khả năng tấn công con mồi ngang ngửa cá mập hoặc cá sấu đã khiến cá Piranha (hay còn gọi là cá Hổ) trở thành nỗi ám ảnh kinh dị trong những đầm nước vùng Amazon. Tuy nhiên, cơn ác mộng đó bạn chỉ có thể bắt gặp trên phim, qua lăng kính của các nhà biên kịch phim bom tấn Hollywood
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
Cá Piranha vốn mang bản tính nhút nhát và tránh xung đột. Bất đắc dĩ nó mới phải tấn công con người, tuy nhiên hầu hết đó chỉ là những vết cắn nhỏ không nguy hại tới tính mạng và chúng cũng không bị kích thích mùi máu như ta vẫn thường thấy trên phim
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin
[ẢNH] Phim ảnh và những cú lừa khiến bạn tin